Trung Quốc đối diện bão tháo vốn, khi nào USD/NDT vượt ngưỡng 7?

 

>> Bài viết vì mục đích cập nhật cho VIETNAM FORECAST 2017, TRANG 71  về kịch bản Trung Quốc bị tấn công tiền tệ.

>> * Bài viết vì mục đích Education cho các học viên tham gia khóa học “Chiêm tinh tài chính” khai giảng ngày 2.3.2017 và “Sóng Elliott khai giảng ngày 10.3.2017.

Trung Quốc trước làn sóng tháo vốn (capital flight), áp lực từ phía đồng USD

Ngày 9.2.2017, PboC (Ngân hàng trung ương Trung Quốc) công bố dự trữ ngoại hối ở mức 2,900 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc thấp hơn con số 3,000 tỷ đồng. So với đỉnh cao tháng 6.2014, Trung Quốc đã mất hơn 1,000 tỷ USD. Trong đó, năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc mất 513 tỷ USD. Năm 2016, mất tiếp 320 tỷ USD.

Theo nghiên cứu của BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế), sự mất giá của đồng NDT trong vài năm gần đây thể hiện tình trạng thoái vốn hơn sự đa dạng hóa của người dân Trung Quốc (giới nhà giàu Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài). Đồng thời, sự thất thoát vốn của Trung Quốc còn do hệ quả của việc kinh doanh chênh lệch lãi suất-arbitrage. Vì lãi suất của nợ định danh bằng đồng đôla rẽ hơn nợ định danh bằng đồng NDT nên nhiều công ty Trung Quốc hoạt động đa quốc gia đã vay nợ bằng đồng USD để đầu tư vào Trung Quốc. Chiến lược này chỉ có lợi khi đồng NDT đi ngang hoặc tăng giá so với USD. Trước áp lực USD lên giá, các công ty buộc phải bán đồng NDT, đổ dồn mua USD để thanh toán các khoản nợ.

Số liệu chi tiết về thặng dư/thâm hụt tài khoản vốn của Trung Quốc cho thấy số tiền ròng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (net foreign direct investment) chỉ chảy ra khoảng 30 tỷ USD mỗi quý, so với tổng dòng vốn chảy ra (đã loại trừ thặng dư tài khoản vốn và thay đổi trong dự trữ ngoại hối) là khoảng 200 tỷ USD mỗi quý. Do đó, khả năng đa dạng hóa của giới nhà giàu Trung Quốc chưa ảnh hưởng nhiều đến việc thâm hụt tài khoản vốn.

thặng dư/thâm hụt tài khoản vốn của Trung Quốc đến Quý 4.2016

 

Chủ yếu thâm hụt tài khoản vốn của Trung Quốc đến từ “Other Investment (Đầu Tư Khác), đây có thể là dòng vốn chảy ra do hoạt động arbitrage khiến cho các công ty Trung Quốc đang mua USD để trả nợ trong bối cảnh USD tăng giá. Vì vậy, đối với Trung Quốc, sự tăng giá của USD sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá.

Khoản mục lớn nhất là “Erros and omissions”, đây là khoản mục thường được sử dụng nhất làm chỉ báo thất thoái vốn trong giới học thuật.

Sự thất thoát vốn cộng thêm các số liệu kinh tế kém tiêu cực đang làm tăng độ bất ổn trong chính sách của Trung Quốc. Theo Goldman Sachs, Trung Quốc là nơi mà nhà đầu tư lo lắng nhất về độ bất ổn chính sách. Mặc dù Trump đang là từ khóa hot đối với trader nhưng vẫn còn dễ đoán hơn so với Trung Quốc. Các nhà đầu tư đang lo ngại về chính sách tiền tệ của Trung Quốc không rõ sẽ chạy theo hướng nào.

Độ bất ổn chính sách của Trung Quốc là lớn nhất thế giới

Ngày 3.2.2017, Trung Quốc gây bất ngờ cho thị trường bằng việc tăng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với hoạt động reverse repos (thỏa thuận bán lại) thêm 10 điểm phần trăm như là động thái thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các phát biểu của PboC cho thấy họ đang cân đối để chế ngự tình hình thất thoát vốn và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính bằng cách tiếp tục mở rộng nợ. Do đó, mặc dù Trung Quốc tăng lãi suất, đó có thể coi là động thái để phản ứng tạm thời trước tình trạng thất thoái vốn chứ chưa có động thái rõ ràng để thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ngược lại, nếu Trung Quốc phải hạ lãi suất để hỗ trợ cho tăng trưởng nền kinh tế, điều làm sẽ ngay lập tức gia tăng tinh trạng thất thoát vốn. Trung Quốc thực sự đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Trung Quốc có lẽ đang ở dạng chính sách điều chỉnh (tweaking, cố gắng chỉnh sửa lại hệ thống tiền tệ) hơn là thắt chặt tiền tệ.

Trong khi đó, Fed đang tiếp tục gia tăng áp lực. Nếu Fed tăng lãi suất hoặc đưa ra các định hướng chính sách thông qua hướng dẫn kỳ hạn (forward guide) làm cho USD tăng giá, tình trạng thất thoát vốn của Trung Quốc sẽ tiếp tục. Đó là chưa kể sự trỗi dậy của đồng Bitcoin ngay tại Trung Quốc đang khiến quốc gia này thêm đau đầu (xu hướng chuyển từ NDT sang đồng Bitcoin). Gần đây, Trung Quốc đang mở rộng điều tra để hạn chế hoạt động của đồng tiền ảo Bitcoin.

Trung Quốc, đang là nơi bất ổn chính sách nhất đối với các nhà đầu tư

Mẫu hình sóng Elliott cho thấy cơn bão tháo chạy nguồn vốn lại đang ập tới với Trung Quốc. tỷ giá USD/CNY đang ở trong sóng tăng 5 và sóng này chỉ mới xuất hiện bốn sóng từ i đến iv, còn thiếu sóng tăng v mới hoàn tất. Mục tiêu giá hoàn toàn có thể vượt mức tâm lý 7 NDT đổi 1 USD, mà PboC trước đây từng tuyên bố là điểm then chốt để can thiệp.

Phân tích sóng Elliott, đồng NDT có vượt ngưỡng tâm lý 7.

Ngày thứ 3 (28.2.2017) Trump sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội về kế hoạch cắt giảm thuế. Nhà đầu tư kỳ vọng Trump sẽ công bố chi tiết hơn kế hoạch cắt giảm thuế mà ông gọi là “phenomental”. Nếu Trump đáp ứng kỳ vọng này USD sẽ tăng vọt. Kế đến ngày 4.3.2017, Bà Yellen và Fisher sẽ có phát biểu về chính sách tiền tệ. Nếu Yellen có thái độ rõ ràng hơn về khả năng tăng lãi suất, đồng USD sẽ tăng giá.

Trong tháng 2, dù đồng USD đã tăng giá mạnh so với Euro nhưng chưa tăng giá mạnh so với NDT vì Trung Quốc phòng chống bằng việc tăng lãi suất. Nhưng nếu như có đợt sóng tăng giá tiếp theo của USD, chưa chắc Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lãi suất để phòng thủ thất thoát vốn.

Sự mất giá của đồng NDT sẽ càng tạo cớ cho Trump trong việc thực hiện các chính sách bảo hộ thương mại. Trump liên tục gần đây chỉ đích danh Trung Quốc thao túng tiền tệ trong khi Bắc Kinh đang cố gắng bào chữa là “họ không cố tình”. Nếu Trump thực hiện chính sách bảo hộ thương mại bằng việc đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc, đồng NDT chắc chắn sẽ có cú sốc tiếp sau đó.

Về mặt chiêm tinh tài chính, ngày 4.3.2017 là thời điểm mà Venus Retrograde (Kim Tinh Ngịch hành) có khả năng sẽ có biến động lớn cho chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới.. Vào tháng 8.2015, khi Venus Retrograde, Trung Quốc cũng từng tạo nên cú sốc phá giá tiền tệ, khiến cả thế giới chao đảo. Và đó là lý do tôi theo dõi về Trung Quốc

Việt Nam chắc chắn sẽ không vui nếu như NDT mất giá khi thâm hụt thương mại của VND chủ yếu đến từ Trung Quốc. Thực tế, trong con số thâm hụt thương mại 2.5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 2, chủ yếu đến từ Trung Quốc. Vào tháng 8.2015, sự mất giá của NDT đã tạo cú sốc phá giá cho VND.

 

Trả lời