Nếu tín dụng được nới, TPB là một trong những ngân hàng được hưởng lợi và trở thành leader ngành ngân hàng?

Áp lực nới room tín dụng đang được đặt ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang rơi vào cạn room và hỗ trợ cho tăng trưởng nền kinh tế. Vào đầu tháng 3.2019, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo:

“Để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn, bắt đầu ngay trong tháng 3 và quý 1/2019, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo mở rộng tín dụng, giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên”,

Hiện nay, nhiều ngân hàng Trung Ương ở Châu Á đang chuẩn bị hạ lãi suất cơ bản hàng loạt nhắm hỗ trợ nền kinh tế khi Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung QUốc đang ngày càng được đảy lên cao. Philippin vừa mới hạ lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản vào ngày thứ 5 và mức lãi suất mới là 4.5%. Các ngân hàng trung ương ở Malaysia và New Zealand cũng đang có động thái tương tự.

Trong khi đó, mức lãi suất hiện nay của Việt Nam vẫn còn cao hơn nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, chúng ta đang có cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài để kỳ vong chuyện nới room tín dụng.

Năm 2019, Ngân hàng nhà nước đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chỉ 14%, thấp hơn các năm trước. Tăng trưởng GDP quý 1.2019 đạt 6.79%, thấp hơn so với cùng kỳ và được nhận định là “đang có dấu hiệu chậm lại”.

Các đề xuất nới lỏng tín dụng có thể tập trung vào nhóm các ngân hàng sớm đạt chuẩn BASEL II.

TP Bank, một trong những cổ phiếu vừa mới niêm yết vào cuối năm 2018, đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất nhanh. Hết quý 1.2019, TP Bank đã đạt tăng trưởng tín dụng 11.2% trong khi chỉ tiêu được ngân hàng thông qua là 13%. Ngân hàng TP đang xin chỉ tiêu 20%, cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn ngành 14%.

Được biết, kế hoạch kinh doanh năm 2019 vừa mới được thông qua tại Đại Hội Cổ Đông 23/4 đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đều là 20%. Gần như TP bank đang tin chắc họ sẽ được NGân Hàng Nhà Nước nới room tín dụng.

Năm 2019, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 16% lên 158,000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng gần 17% lên 10,000 tỷ đồng. Tổng huy động và dư nợ cho vay cùng tăng 20%. Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2%. Lợi nhuận trước thuế tăng 142% lên 3,200 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng.

Việc tăng vốn 10,000 tỷ đồng trong năm 2019 sẽ được tiến hành thông qua việc phát hành 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn giá đóng cửa ngày 2/4/2019 (22.250 đồng/cổ phiếu). Ngoài ra phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế và niêm yết trên sàn Singapore.

TPB thông báo lãi trước thuế 853 tỷ đồng trong quý 1/2019, tăng 66% so với cùng kỳ và đạt tiêu chí chữ C trong CANSLIM. Được biết, trong 4 tháng đầu năm, TPB đạt lãi trước thuế hơn 1,100 tỷ đồng.

TPB đang có sự tăng tốc trong tăng trưởng lợi nhuận trong 4 năm liên tiếp (xem hình dưới). Như vậy, với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 142% năm 2019, và là năm thứ 5 liên tiếp có sự tăng tốc trong tăng trưởng lợi nhuận. Đây chính là tiêu chí chữ A mà William O’Neil luôn tìm kiếm trong mô hình CANSLIM.

Kiểm tra chỉ tiêu SMR của TPB tôi cũng thấy những thông số hết sức ấn tượng. Hệ số NIM (thể hiện biên lợi nhuận của ngành ngân hàng) liệc tục được cải thiện trong 4 năm gần đây từ 2.31 vào năm 2015 lên 3.68 năm 2018. ROE của ngân hàng này cũng đang tăng dần qua các năm và hiện ở mức 20.87%, cao hơn chuẩn tối thiểu 17%.

Nếu đặt một phép so sánh ROE của TPB hiện nay đang cao hơn so với hàng loạt các ngân hàng niêm yếu như BID, ACB và có lẽ chỉ thua mỗi ông lớn VCB (ROE là 25%)

Điểm đáng chú ý ở TPB là tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Năm 2018, chỉ tầm 1% và nằm trong số những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp trong ngành.

TPB tập trung vào lĩnh vực ngân hàng số, tăng thu nhập từ mảng dịch vụ nên cơ cấu lãi từ tín dụng chỉ còn 78% trong năm 2018, giảm mạnh 10% so với năm 2017. TPB được xem là một trong những ngân hàng trẻ, có tốc độ tăng trưởng nhanh trong ngành, với phân khúc chủ yếu cho vay doanh nghiệp SME (vừa và nhỏ).

Ngân hàng số chính là chữ N trong đang tạo ra động lực phát triển cho TP Bank. Big Data đang được ngân hàng này triển khai để tạo nên động lực phát triển mới. Các ứng dụng cho vay theo chuỗi (supply chain) cũng bắt đầu được nghiên cứu và triển khai. Nên nhớ rằng, ngân hàng số đang là xu hướng toàn cầu.

Nếu bạn có thể quan sát các phòng giao dịch của TPBank, bạn sẽ cảm thấy sức trẻ, đổi mới, năng động của một ngân hàng đang khao khát trỗi dậy. Các phòng giao dịch của TPBank được bài trí rất hiện đại, thoáng mát, rộng, tiện nghị. Trong khi đó, ngay cả ở một số ngân hàng hàng lớn như ACB, VCB, phòng giao dịch “trông rất chán”!

Kết quả hình ảnh cho TPbank phòng giao dịch

TP Bank nằm trong số các ngân hàng có xếp hạng tín nhiệm tốt nhất việc Nam, với mức B2 (Tích Cực) theo đánh giá của Moody.

Chuyển động đáng chú ý ở TPBank chính là lực mua vào của các cổ đông lớn. Vào tháng 12/2018, con trai ông Phó Chủ TIch TpBank – Đỗ Anh Tú là Đỗ Minh Quân đã mua xong 25 triệu cổ phiếu TPB (theo phương thức thỏa thuận). Trước đó, riêng ông Đỗ Anh Tú đã sở hữu 27.75 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ sở hữu 4.17%. Con gái ông Phú cũng đang sở hữu hơn 21 triệu TPB. Như vậy, gia đình ông Đỗ Anh Tú đang sở hữu hơn 73.75 triệu cổ phiếu TPB, chiếm tỷ lệ sở hữu hơn 8.6%. Giao dịch này diễn ra tại vùng đáy của TPB vào năm 2018.

Hành động mua vào của gia đình ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn là tiêu chí quan trọng chữ I của CANSLIM.

Đáng chú ý, tôi đang nhìn thấy sự tăng tốc mạnh mẽ trong hành động mua vào của các quỹ đầu tư chất lượng. Ví dụ, trong đợt phát hành riêng lẻ 87 triệu cổ phiếu vào tháng 6.2018 (với giá 25,000 và giá sau điều chỉnh là 19.3), có sự tham gia của quỹ đầu tư PNY Elite Fund với 33.5 triệu cổ phiếu để có tỷ lệ sở hữu 4.99%. Bên cạnh đó là quỹ SBI VenHoldings Pte từ Singapore cũng tham gia mua với tỷ lệ sở hữu 4.61%. Quỹ này có 2 đại diện nằm trong HĐQT là ông Shuzo Shikata và Eiichiro.

CTCK SSI cũng mua 8 triệu TPB, tương đương tỷ lệ sở hữu 1.19%.

Tôi đang nhìn thấy sự gắn bó mạnh mẽ của ban lãnh đạo với ngân hàng. Thực ra, phần lớn các cổ đông mới mua vào đều là người nhà của ban lãnh đạo. Trong đợt phát hành riêng lẽ này, 4 công ty do bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm chủ tịch và đồng thời là thành viên Ban Kiểm Soát của TPBank cũng mua vào hơn 13.3 triệu cổ phiếu.

TPBank đang được kỳ vong sẽ lọt vào rổ VN30.

Trên đồ thị giá, tôi đang nhìn thấy tín hiệu Dellphic Buy, với hình mẫu xu hướng (Trend Template) được thiết lập. TPB đang có mẫu hình ALligator (Cá Sấu Săn Mồi).

One thought on “Nếu tín dụng được nới, TPB là một trong những ngân hàng được hưởng lợi và trở thành leader ngành ngân hàng?

  1. tiendung701 says:

    Mình quan sát trên đồ thị thấy MA5 cắt xuống cả MA50 rồi mới vòng lên, vậy Dellphic Buy lúc này xác suất còn cao không hả ông giáo?

Trả lời