[Financial Times] Vingroup là công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam? Liệu nó đã ngừng lớn mạnh?

Cách đây vài tuân, tôi có hành trình trải nghiệm ở Việt Nam. Từ Hà Nội, cho đến các khu công nghiệp và các vựa lúa, cho tới cảng Hải Phòng ở miền Bắc Việt Nam. Tôi đã lái xe qua đảo Cát Hải, một vùng đất lớn đang định hình cái gọi là thương hiệu “xe quốc gia” đầu tiên của Việt Nam- VinFast

Đây là dự án 3.5 tỷ độla của công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam-Vingroup, được điều hành bởi tỷ phú giàu nhất đất nước- Phạm Nhật Vượng. Nhà máy hiện đại với nhiều robot được xây dựng chỉ trong 21 tháng. Thời gian xây dựng nhanh đến nổi khi tôi mở Google Maps để checkin vị trí, app này cho rằng tôi đang đứng ở ngoài khơi vịnh Tonkin.

Nếu bạn chưa từng nghe đến Vingroup, thì đây chính là biểu tượng của sự thay đổi nhanh chóng. Ở Việt Nam, Vingroup được xem là câu trả lời của quốc gia này dành cho các Chaebol của Hàn Quốc như Hyndai hoặc Samsung, với tham vọng không chỉ thống trị thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sản phẩm ra thế gới.

Việt Nam đang nhanh chóng trở thành vùng đất của Vin. Bắt đầu từ việc kinh doanh mì ăn liền ở Ukraine, tập đoàn này đã tạo dựng danh tiếng trong lĩnh vực bất động sản, resort, trước khi mở rộng ra dịch vụ cửa hàng mini, trường học, chăm sóc sức khỏe và gần đây có cả điện thoại thông minh và xe hơi.

Nhà máy sản xuất xe ở đảo Cát Hải

Vào tháng tư năm nay, Vingroup đã mở nhà hàng năm sao và tầng quan sát trên cao (viewing deck) ở tòa nhà Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam. Đây là nơi bạn có thể nhìn thấy sự biến đổi của Thành Phố Hồ Chí Minh (tên gọi hiện nay của Sài Gòn xưa) cho tới tận đường chân trời.

Ngày nay, một cặp vợ chồng người Việt Nam đang sống ở Vinhome, có thể gửi con họ đến học tại Vinschool (và từ năm 2020, sẽ học đại học tại VinUni). Còn ngày lễ, họ có thể đi nghĩ dưỡng tại Vinpearl resort và nạp điện cho các xe điện Vinfast tại các cửa hàng Vinmart. Lê Thị Thu Thủy, phó chủ tịch của Vingroup nói rằng, công ty đang được xem như là nhà cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho bất kỳ ai trong suốt cả một đời từ “Cái Nôi cho đến Nấm Mồ”.

Bà Thúy vốn là cựu nhân viên ngân hàng Lehaman Brother nó với chúng tôi trong cuộc gặp gỡ tại văn phòng mới của Vinfast “Vì danh tiếng của tập đoàn, bất cứ sản phẩm nào của Vingroup tung ra đều bán rất chạy.”

Sự trỗi dậy của Vingroup đang phản ánh bức tranh của Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á. Vingroup được sáng lập bởi vị tỷ phú giàu nhất đấ nước, theo tạp chí Forbes, với tổng giá trị tài sản ròng lên tới 7.6 tỷ đôla.

Thị trường Việt Nam đang phát triển rất nahnh. Theo hãng nghiên cứu thị trường Nieslsen, mức lương trung bình của người Việt Nam tăng trung bình 17%, và thu nhập khả dụng của người dân tăng 29% trong giai đoạn 2014-2018. Mức lương được dự báo sẽ tiếp tục tăng 30% trong khi thu nhập khả dụng tăng 25% cho đến năm 2022.

Nielsen lưu ý, đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ của giới siêu giàu ở Việt Nam, bao gồm các triệu phú đôla. Được biết, số lượng triệu phú đôla sẽ tăng 170% lên con số 38,600 người cho đến năm 2025.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image-152.png

Sau vài tháng tìm hiểu về Vingroup, tôi đã thấu hiểu sự biến đổi này đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Tôi đã làm chuyến hành trình đến tham quan Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, hai đô thị lớn nhất Việt Nam, và bay ra cả Phú Quốc, nơi mà Vinpearl đang xây hàng ngàn phòng khách sạn và công viên đi săn, với rất nhiều loại động vật (theo kiểu disneyland).

Không khó để tìm ra nguồn cảm hứng của Vingroup. Điều đó thể hiện ngay ở Logo- Cánh chim chữ V không ngừng vươn lên phía trước, trên nền màu đỏ, là màu của quốc gia Việt Nam. Công ty này đã thành công trong việc tuyển dụng những người giỏi nhất, kinh nghiệm nhất ở Việt Nam và nước ngoài nhằm đáp ứng cho nhu cầu mở rộng, trong đó có cả Jim Deluca, phó chủ tịch của General Motors, hiện nay là CEO của VINFAST. Ông ta đã từ chối lời mời của Amazon để về làm việc cho VINFAST.

Kết quả hình ảnh cho vingroup logo

Sự phát triển thần tốc của tập đoàn này đang tạo ra nhiều nghi vấn. Một số nhà phân tích lo ngại khi công ty mở rộng ra bên ngoài lĩnh vực thế mạnh về bất động sản và tham gia vào hoạt động kinh doanh rủi ro hơn, canh tranh hơn như sản xuất xe hơi.

Một số người Việt Nam cũng đặt câu hỏi, liệu có giống như các chaebols ở Hàn Quốc là SamSung (vốn liên quan đến scandal chính trị), thì liệu có bàn tay của các nhà hoạch định chính sách quốc gia và nhà chính khách tác động lên sự phát triển của Vingroup và các tập đoàn tư nhân khác.

Trong suốt hai thập niên làm phái viên thường trực ở nước ngoài, tôi nhận ra chính phủ Việt Nam là một trong những nhà lãnh đạo “thân thiện” với giới kinh doanh nhất mà tôi từng gặp. Giống như ở Trung Quốc, sự kết hợp giữa môi trường kinh doanh sôi động với một chính phủ cộng sản, độc đảng tạo ra điều kiện để nền kinh tế cất cánh. Chính điều đó đã mang tới những công ty lớn quá nhiều quyền lực. NÊN NHỚ, SỨ MỆNH CỦA VINGROUP LÀ “MANG ĐẾN CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN CHO NGƯỜI VIỆT NAM”.

Alenxander Vuving, một học giả mang hai dòng máu Việt Nam-Hòa Kỳ, tại Trung Tâm Châu Á Thái Bình Dương về Nghiên Cứu An Ninh ở honolulu, nói với tôi: “Để thành công tại Việt Nam, bạn phải được bảo bọc bởi những người trong chính phủ. Một khi bạn đã có mối quan hệ thân thiết với những nhà lãnh đạo quyền lực, bạn phải chi rất nhiều tiền để đổi lấy sự im lặng của phe phái chỉ trích.:

Khi viết bài này, tôi đã biết đến nhiều câu chuyện từ khách hàng của Vingroup, các nhà hoạt động xã hội, và những người đã liên hệ với cảnh sát sau khi chỉ trích tập đoàn này. Các thông tin tiêu cực gần như biến mất khỏi truyền thông quốc gia, website, và Facebook, vốn được kiểm soát bổi hà nước.

[Note. Các phần nhạy cảm khác không dịch. Mời đọc trực tiếp tại nguồn https://www.ft.com/content/84323c32-9799-11e9-9573-ee5cbb98ed36 ]

Trả lời