Chiến lược cốc-tay cầm thời khủng hoảng: Cốc kiểu V nhọn, tay cầm lỏng chưa phải là đã hỏng!

Có thể bạn sẽ không cần quan tâm đến bài viết ‘lạc thời” này ngay bây giờ, vì ít nhất chúng ta vẫn còn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng, từ 2016 đến nay chứ không phải khủng hoảng kéo dài kiểu như từ 2010-2012.

Thói quen ngồi ra soát nhật ký giao dịch và những giao dịch trong quá khứ, backtest chiến lược đã trở thành một thói quen khó bỏ của tôi. Bất cứ chiến lược giao dịch nào cũng vậy, bạn cần phải cho nó trải qua các giai đoạn khác nhau: Thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ non-trend, thời kỳ chopy (sideway trong biên độ rộng) hoặc thời kỳ suy thoái để xem chiến lược giao dịch có độ bền vững (robust) hay không!

Hôm nay, tôi kiểm tra lại các giao dịch vào năm 2012, giai đoạn tôi rời bỏ thị trường (thực tế thì tôi không rời bỏ hẳn, mà giao dịch gián đoạn, không theo sát thị trường vì đây là lúc tôi ..”theo nàng vê dinh” và…bôn ba “kiếm tiền nơi đầu đường xó chợ”. Cú sụp đổ giai đoạn 2010-2012 đã khiến tôi một lần rơi vào con đường cháy tài khoản, lâm nợ nần và phải…cày cuốc kiếm tiền trả nợ. Cú sốc đó là một trải nghiệm khó quên và cay đắng! Nhiều lúc tôi tự nghĩ rằng: “giá như mình chưa bao giờ bước chân vào con đường chứng khoán! Gần 3 năm thị trường sụt giảm. tiền mất, còn niềm tin thì…VỠ VỤN, sức khỏe thì…tuột dốc.

Thực ra, cú sụp đổ của tôi xảy ra vào giữa đến cuối năm 2010. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam sụp đổ bởi lạm phát tăng vọt (do Mỹ thực hiện QE1). Liên tục mắc phải nhiều sai lầm, cho đến các cú ngã ngựa của hàng loạt chứng khoán như DVD, OGC…đã làm tôi tan nát. Sau cú sụp đổ này, tôi phải nghiêm túc nhìn lại mình, bắt đầu “ở ẩn” tại một công ty chứng khoán và thực hiện 2 năm vừa cày cuốc trả nợ vừa nghiên cứu lại toàn bộ chiến lược giao dịch chứng khoán.

Đây là tôi đào sâu nghiên cứu Lý Thuyết Sóng Elliott, Chiêm Tinh Tài CHính và CANSLIM. Tôi bắt đầu rời bỏ con đường đầu tư “giá trị kiểu Buffett” để trở nên đầu cơ hơn. VÂNG! TÔI CHUYỂN MÌNH TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU CƠ SAU KHI ĐỌC CUỐN SÁCH KINH ĐIỂN “MÔ THỨC MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH” DO GEORGE SOROS VIẾT.

Chiếc Cốc-Tay Cầm là một mẫu hình giao dịch kinh điển của trường phái CANSLIM, tức đầu tư tăng trưởng. Nhưng thật không may, bối cảnh 2012 thì không ổn chút nào để thực thi chiến lược này. NÊN NHỚ CHO ĐẾN ĐÁY THÁNG 11.2012, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỀ CƠ BẢN VẪN NẰM TRONG CON GẤU LỚN CHƯA TỪNG CÓ. Vì vậy, việc thực thi chiến lược đầu tư tăng trưởng trở nên khập khiểng!

Bạn đọc đã được biết đến mô hình Chiếc Cốc -Tay Cầm với độ sâu phổ biến là 12%-33%. Các mô hình có chiếc cốc có độ sâu lớn, ví dụ trên 50%, rất có khả năng là bị sai. Chiếc cốc hình dạng chữ U tốt hơn là chữ V, và phần tay cầm nên được nén chặt với mức giảm chỉ tầm 10%-12% (càng nhỏ càng tốt). (Xem link trên).

NHƯNG NÊN NHỚ, ĐÂY LÀ CÁC MÔ HÌNH CHIẾC CỐC-TAY CẦM THƯỜNG XẢY RA LÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐANG TRẢI QUA GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG. CÒN TRONG BỐI CẢNH CON GẤU, NÓ SẼ BỊ BIẾN DẠNG!

Chính WIlliam O’Neil cũng chỉ mới bắt đầu nhận thấy điều này sau khi trải qua BONG BÓNG DOTCOM SỤP ĐỔ TỪ NĂM 2000-2002. Bối cảnh O’Neil xây dựng hệ thống đầu tư tăng trưởng vào cuối thập niên 70 là lúc TTCK và nền kinh tế tư bản trải qua thời kỳ vàng son nhất trong lịch sử với hơn 20 năm tăng trưởng không hề có suy thoái. NHƯNG CÚ SỤP ĐỔ BONG BÓNG DOTCOM, buộc O’Neil phải nhìn lại các mẫu hình này. Ông viết phiên bản số 3 của cuốn sách “Làm Giàu Từ Chứng Khoán” để cập nhật thêm một số…NGOẠI LỆ.

Dẫu vậy, bản cập nhật số 3 (viết vào năm 2002 +/-1 gì đó) lại vẫn còn chưa đầy đủ. Sau cú sụp đổ 2007-2009, O’Neil có thêm nhiều dữ liệu và kinh nghiệm để xử lý các mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm bị lỏng. Đây là lúc O’Neil bắt đầu viết bản cập nhật số 5 cho cuốn “Làm Giàu Từ Chứng Khoán-How To Make Money in Stocks” vào năm 2011 và được đặt tên là “Ultimate Guide“, nghĩa là bản cập nhật cao cấp nhất. Kể từ năm 2011 đến nay, O’Neil không cập nhật gì thêm nữa.

Kết quả hình ảnh cho how to make money in stocks

Bản thân tôi cũng như nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận trường phái của WIlliam O’Neil vào giai đoạn năm 2010 qua cuốn sách dịch của chị Lệ Hằng “Làm Giàu Từ Chứng Khoán“. Đây là bản dịch không chuyên nghiệp, với nhiều lỗi dịch vì không có đủ kiến thức chuyên môn. Điều này khiến tôi không hiểu hết toàn bộ ý tưởng của William O’Neil.

Đến năm 2013, khi tôi có điều kiện tài chính và khả năng tiếp cận với thị trường sách quốc tế qua Amazon, tôi mới mua bản gốc tiếng anh số 5 để rà soát lại toàn bộ kiến thức. (Vào năm 2019, thì tôi đã dịch phiên bản này sang tiếng việt)

NHƯNG LÚC ĐÓ, TÔI CŨNG CHƯA ĐỦ KINH NGHIỆM VÀ TRÌNH ĐỘ ĐỂ XỬ LÝ CÁC MẪU HÌNH CHIẾC CỐC-TAY CẦM BỊ LỎNG DO THỊ TRƯỜNG CON GẤU NHƯ CUỐI NĂM 2012.

HÃY XEM NHỮNG BÌNH LUẬN CỦA NHẬT BÁO IBD VÀ WILLIAM O’NEIL VÀO NĂM 2010, THỜI ĐIỂM MÀ HỌ ĐÃ TRỞ NÊN GIÀU KINH NGHIỆM VỚI CÁC MẪU HÌNH NÀY SAU CÚ SỤP ĐỔ 2007-2009.

CASE STUDY: IGT của cổ phiếu International Gaming Technology.

Cổ phiếu này giảm 56% từ đỉnh tháng 7/1990 từ đỉnh 20.25 cho đến đáy tháng 10 năm đó. Nghĩa là nó sâu hơn so với độ sâu bình thường 30%. Sau đó, IGT bật dậy theo kiểu chữ V. Tay cầm có độ sâu vô cùng lỏng:18%. Tất cả mẫu hình của IGT diễn ra trong thị trường con gấu 1990-1991 với SP500 giảm 20% trong khi Nasdaq giảm 31%. VẬY BẠN CÓ LOẠI BỎ MẪU HÌNH CHIẾC CỐC TAY CẦM LỎNG LẺO NÀY KHÔNG! (dựa trên bài viết của Nhật Báo IBD năm 2010 về phần học hỏi kinh nghiệm)

IC_IGT_011117

Nếu bạn bỏ qua nó! IGT tăng 180% sau khi có điểm phá vỡ vào tháng 3/1991. Đó là một mức sinh lợi lớn đó chứ!

Vâng, mấu chốt ở đây chính là hướng dẫn: “Độ sâu của nền giá từ 1.5-2.5 lần so với mức giảm thị trường chung được xem là bình thường” Giai đoạn 1990-1991 SP500 giảm 20%, tức bất cứ cổ phiếu nào giảm 30%-50% là bình thường. Thậm chí nếu lấy mức giảm 31% của NASDAQ làm thước đo, mức giảm cho phép là 45%-75% vẫn còn được xem là bình thường. ĐIỀU NÀY RẤT THƯỜNG HAY XẢY RA TRONG THỊ TRƯỜNG CON GẤU. Lúc này, tay cầm rất dễ lỏng trên 10%. Nó vẫn được xem là chặt nếu như lúc này chỉ số thị trường chung hình thành một …ĐÁY MỚI.

CASE STUDY: HSG VÀO NĂM 2012.

HSG của năm 2012 có đợt tăng giá gần 70% từ đáy tháng 8/2011. Sau đó, nó giảm sâu 42% và bắt đầu tạo đáy cho phần cốc. Tay cầm lỏng với độ sâu 15%. SO VỚI CÁC TIÊU CHÍ BÌNH THƯỜNG, ĐÂY LÀ MỘT MẪU HÌNH CHIẾC CỐC-TAY CẦM LỎNG. Nhưng nên nhớ, VN-Index đã giảm sâu 30% trong thời gian HSG hình thành mạn trái chiếc cốc (42%). Tỷ lệ 42%/30% là 1.4 lần, hoàn toàn nằm trong chuẩn cho phép. (lúc đó, vào năm 2012, tôi bỏ qua HSG vì nhìn thấy dấu hiệu bất thường này).

Ở phần tay cầm. VN-Index giảm hơn 9%, nên phần tay cầm (-15%) vẫn nằm trong biên độ cho phép. Hơn nữa, đây là bối cảnh thị trường con gấu, nên tay cầm lỏng là điều hoàn toàn bình thường. Sau đó HSG xuất hiện điểm breakout và tăng 64% trong vòng 3 tháng.

CASE STUDY: HSG VÀO NĂM 2016.

Không cần giai đoạn Đại suy thoái như 2010-2012, ngay trong các thị trường con gấu từ 9 tháng -1.5 năm, bạn cũng có thể gặp kiểu mẫu hình này.

TRONG THỜI KỲ CON GẤU, chiếc cốc nhọn kiểu chữ V là điều thường xuyên xảy ra như HSG giai đoạn năm 2016. Giá giảm mạnh -30% và nhanh chóng phục hồi. ĐÂY LÀ NHỮNG GÌ O’NEIL TỪNG ĐỀ CẬP: TRONG KHI TRƯỜNG CON GẤU, MẪU HÌNH CHIẾC CỐC-TAY CẦM SẼ TRỞ NÊN RỘNG VÀ LỎNG, CỐC CÓ V-NHỌN.

Lý do vì sức mạnh của mẫu hình chiếc Cốc-Tay cầm không nằm ở phần cốc mà ở tay cầm. Nếu tay cầm nhanh chóng siết chặt và breakout với volume lớn, mẫu hình vẫn chấp nhận được. HSG tăng 103% sau khi có điểm breakout vào tháng 4/2016.

CASE STUDY: PPC VÀO NĂM 2019

Năm 2018, Thị trường Việt Nam có một con gấu từ đỉnh 1,200 vào tháng 4/2018 về đáy gần 900 vào tháng 1/2019. Mức giảm -27% của VN-Index đủ để gọi đây là một thị trường con gấu.

Quả nhiên, kiểu mẫu hình chiếc cốc-tay cầm kiểu chữ V-nhọn và độ sâu gắt là rất dễ xuất hiện. Trong trưởng hợp của PPC vào năm 2019, độ sâu của chiếc cốc là -17% nhưng bạn thấy rằng, đáy chiếc cốc gần như sắp chạm vào đáy của các giai đoạn trước đó. So với phần tăng trước đó là +24%, thì mức độ giảm -17% là rất sâu.

Phía bên trái chiếc cốc của PPC có nhiều phiên giảm mạnh với vol lớn, cao hơn so với mạn phải chiếc cốc.

Nhưng may mắn, phần tay cầm của PPC lại siết chặt. Trong khi VN-Index tạo đáy mới vào tháng 12/2018, thì PPC đang siết phần tay cầm, với độ sâu chỉ 6%, khối lượng giao dịch thấp và nằm trên MA50 ngày. Điểm Breakout xuất hiện vào đầu tháng 1/2019 và PPC tăng 74% trong 7 tháng sau đó.

TÔI HY VỌNG NHỮNG CASE STUDY TRÊN GIÚP BẠN HIỂU SÂU HƠN VỀ CHIẾN LƯỢC CHIẾC CỐC-TAY CẦM SAU MỖI GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG CON GẤU.

One thought on “Chiến lược cốc-tay cầm thời khủng hoảng: Cốc kiểu V nhọn, tay cầm lỏng chưa phải là đã hỏng!

Trả lời