[Nhịp Đập Thị Trường 22/10/2019] VCB, VJC giữ thị trường. Sự trở lại của BMP, KDH!

Đúng như những gì chúng tôi dự đoán trong bản tin ngày hôm qua, các tay to đang buộc phải quay lại giữ các cổ phiếu ngân hàng để tránh cho VN-Index mất mốc MA50 ngày. Thành trì MA50 ngày là quan trọng vì nó là điểm sideway suốt hơn nửa năm nay. Một phiên tăng giá 0.37% với thanh khoản tăng mạnh giúp VN-Index tiếp tục có hy vọng về kịch bản tăng giá.

Hộp Nhịp Đập Thị Trường vẫn ghi dòng chữ: “XU HƯỚNG TĂNG CÓ THỂ BỊ THAY ĐỔI” với 2 hoặc 4 ngày phân phối đối với VN-Index. Thị trường vẫn cần phiên Bùng Nổ mạnh để trở lại xu hướng tăng.

BID, VCB là leader ngành ngân hàng và bật dậy mạnh nhất (lần lượt là +1.8% và +1.4%).BID vẫn giữ được Nền Giá Phẳng (Flat base). VIB và MBB về cơ bản không thay đổi nhiều.

VJC như quan sát của chúng tôi đã có điểm “breakout” (phá vỡ) của mẫu hình nền giá chồng trên nền giá (hai nền giá phẳng chồng lên nhau). Tuy nhiên, khối lượng tại điểm phá vỡ rất thấp. Trong trường hợp này VJC có thể rất dễ bị retest.

Động lực tăng điểm của VJC liên quan đến câu chuyện mở rộng đội bay. Việc mở rộng đội bay chậm đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm.

Mảng kinh doanh cốt lõi ghi nhận kết quả kém khả quan trong 6 tháng đầu năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2019, VJC ghi nhận doanh thu tăng 15,7%, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng trong 6T2018 và 6T2017 (lần lượt là 29,2% và 30,8% yoy), chỉ hoàn thành 45,8% kế hoạch cả năm. LNST ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ 4,3%; hoàn thành 38,6% kế hoạch cả năm.

Doanh thu cốt lõi giảm tốc do tốc độ mở rộng đội bay chậm. Công suất của VJC (ghế luân chuyển – ASK) chỉ tăng 15% trong 6T đầu năm, thấp hơn nhiều con số 45% cùng kỳ năm 2018. Doanh thu cốt lõi tăng 16,8% chủ yếu nhờ doanh thu phụ trợ tăng mạnh (+42.8% yoy) và bù đắp cho tăng trưởng thấp của doanh thu vận chuyển hành khách (+8,9%).

Kết quả soát xét H1/2019 doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt 18.984 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phụ trợ vận chuyển hàng không (ancillary) đạt 5.429 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu từ sự gia tăng vận chuyển hành khách các tuyến quốc tế. Tỷ trọng doanh thu ancillary chiếm 27% trong tổng doanh thu vận tải hàng không.

Nguồn: CTCK VPS

Theo CTCK KIS trong chuyến thăm doanh nghiệp vào tháng 7.2019, khả năng có 4 chiếc 737Max dự kiến giao trong năm 2019. Ban lãnh đạo sẽ tạm hướng tới thuê mẫu máy bay A320 family có tính thanh khoản cao để đảm bảo đủ công suất đội bay.

Mở rộng đội bay Tính từ đầu năm tới 05/07/2019, Vietjet đã nhận được 3 máy bay A321neo mới (trong tháng 04 – 05/2019), nâng kích cỡ đội bay lên 66 máy bay trong 6T2019. Liên quan đến việc cung cấp mẫu 737Max, Vietjet đã và đang làm việc sát sao với Boeing. Trong kịch bản tốt nhất, ngay cả khi Boeing có thể khắc phục tất cả các vấn đề an toàn của 737Max, mẫu máy bay này vẫn sẽ mất khá lâu để có được giấy phép bay từ Cục Hàng không Việt Nam (CAAV). Mặc dù chỉ có 4 chiếc 737Max dự kiến giao cho Vietjet trong 2019, nhưng hãng đã chuẩn bị đầy đủ các kế hoạch dự phòng để đảm bảo tăng trưởng công suất đội bay, bao gồm thuê máy bay thân hẹp trong khu vực. Theo ban lãnh đạo, các mẫu máy bay A320 family là dòng có tính thanh khoản cao nhất trong thị trường máy bay thứ cấp; do đó, nguồn máy bay thuê có sẵn sẽ không phải là vấn đề lớn.

Nguồn: CTCK KIS, tháng 7/2019

D2D vẫn tăng giá khá tốt sau điểm mua Gap Up

Tiêu điểm ngày hôm nay là sự trở lại của KDH và BMP

BMP đã giữ được đường MA20 ngày và quay trở lại điểm pivot của mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm.

Xem lại BMP:

Tương tự, KDH có điểm mua Dellphic Buy trong Nền Giá Phẳng để giúp chúng tôi đựa trở lại KDH vào danh mục đầu tư tăng tưởng.

Theo thông tin mới nhất, có hai nhà đầu tư đang đăng kí mua vào KDH

Không có mô tả ảnh.

Xem lại KDH tại đây

Trả lời