Vì sao O”Neil luôn quan sát đồ thị giá trên khung thời gian tuần?

Phần lớn bạn đọc cuốn sách “Làm Giàu Từ Chứng Khoán” đều không hiểu hoặc chưa nhận ra được tại sao phần lớn các đồ thị giá của O’Neil đều là khung thời gian tuần. Thói quen của chúng ta là nhìn đồ thị giá hàng ngày, quan sát biểu đồ ngày nhiều hơn là biểu đồ tuần. O’Neil hoàn toàn ngược lại

Nếu Bill O’Neil được yêu cầu phải lựa chọn chỉ một khung thời gian trên đồ thị giá để sử dụng, ông ấy sẽ lựa chọn đồ thị tuần. Ít nhất một lần ông đã giải thích cho chúng tôi lý do hữu ích để làm điều này. Đầu tiên, O’Neil tránh phản ứng quá mức với các thông tin mới hoặc tín hiệu nhiễu khác, bao gồm các giao động giá bất thường trong ngày. Đồ thị trong ngày đối với O’Neil là gần như không có tác dụng. Một lần, ông ấy bảo với tôi rằng việc có các bảng giá trực tuyến khiến ông bị phân tâm, mặc dù nó đã bị trễ 20 phút nhưng dường như vẫn tạo ra áp lực với khung thời gian ông đang sử dụng. O’Neil muốn tìm kiếm “các cổ phiếu lớn” được các nhà đầu tư tổ chức mua vào, vì việc nắm giữ các siêu cổ phiếu lớn trong bất cứ chu kỳ tăng trưởng kinh tế nào cũng đều mang tới lợi thế. Các nhà đầu tư tổ chức mua và bán vị thế của họ trong khoảng thời gian vài tuần, thậm chí là vài tháng, vì thế những hoạt động này chắc chắc không thể hiện trên đồ thị trong ngày, và thậm chí nhiều trường hợp là không thể hiện trên đồ thị ngày. Vì lý do này, đồ thị tuần là “công cụ rõ ràng” nên được lựa chọn.

O’Neil nói“ Hãy sử dụng đồ thị tuần đầu tiên, và sau đó đến lượt đồ thị ngày. Ngày lờ đi đồ thị trong ngày.” Đồ thị tuần loại bỏ nhiều tín hiệu nhiễu vốn có trong các biến động ngắn hạn trong khi mang đến các manh mối ý nghĩa về hành động tích lũy của các nhà đầu tư tổ chức.

Các môn đệ cùng làm việc của O’Neil về sau hiểu được ý tưởng của ông. “Các mẫu hình giá của các siêu cổ phiếu được thể hiện rõ trên đồ thị tuần, chứ không phải đồ thị ngày”. Vì thế, nếu một siêu cổ phiếu không thể hiện mẫu hình trên biểu đồ tuần, thì nó sẽ không biểu hiện trên đồ thị ngày.

O’Neil không muốn bị sa vào cái bẫy của hàng loạt các chỉ báo, mà chủ yếu dựa vào hành động giá/khối lượng, như một người đọc bảng giá cổ xưa nhằm nhận ra dòng tiền lớn đang chảy vào ở đâu, trong bất cứ điều kiện thị trường nào. Trải qua  quá trình kinh nghiệm và nghiên cứu, O’Neil hiểu rằng có một số chỉ báo chỉ hữu ích trong một khoảng thời gian hạn chế, và 15 năm chỉ là một lát cát bé nhỏ trong bức tranh tổng thể (ND: ý ở đây là O’Neil nhận thấy các chỉ báo được xây dựng dựa trên khoảng thời gian 15 năm dữ liệu và như thế là không đủ hoặc quá nhỏ so với lịch sử hơn 200 năm của thị trường chứng khoán). O’Neil giữ cho hệ thống của mình được thuần khiết và đơn giản. Ông không muốn bị sa lầy vào những thú vụn vặt. Các chỉ báo mà ông sử dụng phải được kiểm chứng qua nhiều chu kỳ thị trường. Chúng cũng phải hoạt động tốt khi nhìn lại những năm 1920 (là một giai đoạn rất khác với hiện tại) vì các công cụ tốt dựa trên bản chất con người không bao giờ thay đổi. O’Neil chủ yếu dựa vào hành vi giá/khối lượng của các cổ phiếu dẫn dắt và chỉ số thị trường trên đồ thị tuần và sau đó là trên đồ thị ngày. Hình dạng mẫu hình của các cổ phiếu dẫn dắt và chỉ số thị trường lúc ấy sẽ lộ rõ ra, thể hiện rõ sức mạnh giá tương đối (RS), đường chỉ báo RS phải xác nhận đỉnh cao mới, sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức, mức xếp hạng tích lũy/phân phối, xếp hạng nhóm, và đường trung bình di động 50 ngày. Nếu bạn muốn nhìn thấy sự màu nhiệm của sự giản đơn, hãy làm việc cùng với Bill O’Neil, và bạn sẽ sớm nhận ra tất cả các chỉ báo thị trường, những chỉ báo mới, linh tinh là không cần thiết để làm giàu trên thị trường.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Trả lời