BIG STOCK (NGUYÊN LÝ CỔ PHIẾU LỚN) CỦA O’NEIL

Định nghĩa của O’Neil về “cổ phiếu lớn (big stocks): là cổ phiếu được các nhà đầu tư tổ chức mua nhiều nhất.

HÃY ĐI THEO CÁC CỔ PHIẾU LỚN (BIG STOCK) VÀ ĐƯỢC SỰ BẢO TRỢ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC

Sở hữu các siêu cổ phiếu mạnh nhất trên thị trường nghĩa là bạn đang sở hữu các cổ phiếu được các nhà đầu tư tổ chức săn đuổi, và O’Neil đã nhìn thấy quỹ phòng hộ, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và các thành viên khác được gọi là “nhóm nhà đầu tư tổ chức” hiện nay cũng giống như các “pool- nhóm các nhà kinh doanh chung” và các “trust- nhà đầu tư ủy thác” vào thời của Jesse Livermore và Ricard Wyckoff. Hành động tích lũy cổ phiếu của các nhà đầu tư tổ chức lớn tạo nên các bước tăng giá mạnh mà phương pháp O’Neil tìm kiếm. Các nhà đầu tư tổ chức thông minh (những nhà đầu tư có kỹ năng nghiên cứu và chọn cổ phiếu tốt hơn, là những người mà bạn nên bám theo họ. O’Neil khẳng định: “Cần phải có một lực cầu mạnh để đẩy giá lên, và cho đến ngay, lực cầu mạnh nhất đối với cổ phiếu là các nhà đầu tư tổ chức, chẳng hạn như quỹ phòng hộ, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm…Một siêu cổ phiếu không cần phải có nhiều nhà đầu tư tổ chức nắm giữ, nhưng phải có một vài nhà đầu tư thông minh. O’Neil nói tiếp : “Các nhà đầu tư thận trọng nên tìm kiếm cổ phiếu nào có ít nhất một hoặc hai hoặc nhiều hơn các quản lý đầu tư thông minh (với thành tích đầu tư tốt nhất) sở hữu” ((Làm Giàu Từ Chứng Khoán, phiên bản số 4 (McGraw-Hill, năm 2009), trang 193-194).

Biết được dòng tiền thông minh đang đi đâu và hiểu được chất lượng do sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức đang đổ vào một cổ phiếu là trọng tâm trong phương pháp O’Neil. Nó không khác gì so với lời khuyên của Wyckoff: “Điều quan trọng là biết được hoạt động của các tay chơi lớn, các giao dịch nội bộ, các nhóm pool, hoặc các nhóm chi phối thị trường hoặc một số cổ phiếu nhất định.” Wyckoff giải thích: “lý do rất quan trọng như sau: Các ngân hàng hiếm khi đồng loạt ở vị thế mua trừ khi họ nhìn thấy một sự thay đổi mạnh mẽ trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế trong tương lai gần. Do đó, lực mua của các ngân hàng là chỉ báo tốt. Khi một nhóm các nhà kinh doanh tập trung giữ một hoặc vài mã cổ phiếu nào đó, chắc chắn các công ty này đang có điều gì hấp dẫn mà công chúng không biết.” (How I Trade and Invest in Stock & Bonds, Tạp chí WallStreet, năm 1924, trang 183).

Nét độc đáo và am hiểu sâu sắc của O’Neil về các nhà đầu tư tổ chức và hàm ý về sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức là nhờ trải nghiệm mà ông có được khi tư vấn cho các nhà đầu tư tổ chức lớn nhất và thành công nhất trên thế giới. Điều này giúp chúng ta hiểu được khái niệm Nguyên Lý Cổ Phiếu Lớn trong tư duy của O’Neil xuyên suốt các chu kỳ thị trường. Hiểu được các cổ phiếu lớn sẽ giúp bạn biết được ai, ngành nào, cái gì dang chi phối nền kinh tế và thị trường chứng khoán, vì chắc chắn đó là nơi mà các nhà đầu tư tổ chức thông minh “phải có” trong danh mục đầu tư của họ. Khi các nhà đầu tư tổ chức đổ tiền vào các cổ phiếu “họ phải đầu tư”, nguồn năng lượng này sẽ khiến giá nhảy vọt, và hình thành nên cái gọi là “Cổ Phiếu Lớn”. Đây chính là trọng tâm trong đầu tư theo phong cách O’Neil.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Sự Ra Đời Của Nguyên Lý “Cổ Phiếu Lớn” 

Trải nghiệm đau đớn về những thất bại quá khứ là nguồn cơn để tôi hình thành ra nguyên lý “Cổ Phiếu Lớn”, một nguyên lý nền tảng trong phương pháp của O’Neil mà phải mất nhiều năm tôi mới ngộ ra được. Bản chất của nguyên lý Cổ Phiếu Lớn là bất cứ chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán nào cũng có một vài công ty đóng vai trò dẫn dắt. Đó là những ngành mới đóng vai trò chi phối chủ đạo trong bất cứ thời điểm nào. Đến lượt nó, chính các công ty dẫn dắt này sẽ là những ngách tăng trưởng (bất kể rộng hay hẹp) trong bất cứ chu kỳ kinh tế nào. Các nhà đầu tư tổ chức không có lựa chọn nào ngoài việc phải sở hữu các cổ phiếu này, và một khi chúng được gắn vào danh mục của các nhà đầu tư tổ chức trong suốt nhiều chu kỳ thị trường, thậm chí ngay khi chúng không còn là cổ phiếu dẫn dắt thực sự. Vào những năm 1970, những cổ phiếu dắt dắt như vậy bao gồm Pic N Save và Tandy Corp. Vào những năm 1980 là Intel Corp. (INTC) và Microsoft (MSFT) và vào những năm 1990 là America Online (AOL) và Cisco Systems (CSCO). Vào những năm 2000 là những cái tên như Amaon.com (AMZN), Apple,Inc (AAPL), Google,In.(GOOG), Baidu.com(BIDU) và Reseach in Motion (RIMM), ngoài ra còn nhiều cái tên khác. Đây là những cổ phiếu bạn nên sở hữu trong bất cứ chu kỳ thị trường tang giá nào khi chúng là nơi đón nhận trực tiếp dòng tiền của nhà đầu tư tổ chức và tạo nên những sóng tăng giá lớn. Tương tự, xét rộng ra, nhờ sự bảo trợ của các nhà đầu tư tổ chức ở những cổ phiếu này, bạn có được một sự bảo hiểm khi cổ phiếu này bị bán tháo vì các nhà đầu tư buộc phải nhảy vào mua chúng nhằm hỗ trợ và bảo vệ cho danh mục của họ.

Một trong những đặc điểm chính của “Cổ Phiếu Lớn” là chúng không giao dịch ít hơn 120,000 cổ phiếu/ngày, chúng giao dịch vài triệu cổ phiếu ngày. Dòng tiền tổ chức là yếu tố chi phối thị trường và đó là nơi bạn muốn được hòa mình vào dòng chảy của nó. Cách duy nhất bạn làm điều này là cố gắng sở hữu “các cổ phiếu lớn” ở bất cứ chu kỳ thị trường nào. Kinh nghiệm hãi hùng của tôi về Lumisys đã dẫn tới con đường khám phá nguyên lý “cổ phiếu lớn” khi tôi nhận ra các cổ phiếu được giao dich mỏng không thể là những cổ phiếu lớn.

Trả lời