[Nhịp Đập Thị Trường, 17/4/2020] Ngành công nghệ dẫn sóng, FPT, VGI. Tàu chuẩn bị rung lắc vì thế hãy bám chặt leader

Chỉ số VN-Index có tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp kể từ đáy 1/4/2020. Hành động giá trong tuần qua thể hiện rõ xu hướng tăng điểm. Ngày 14/4 và 15/4 tạo nên hành động giá “Shake out” rủ bỏ các nhà giao dịch muốn chốt lời. Lực mua thị trường mạnh đang hấp thụ dần lực chốt lãi của những người sớm bắt đáy vào đầu tháng 4. Ngày 16/4 và 17/4 có hàng động giá “mở cửa thấp nhất ngày và đóng cửa ở mức cao nhất ngày”, với khối lượng giao dịch ngày 17/4 cao hơn phiên hôm trước. Đây là hành động giá của thị trường tăng điểm theo William O’Neil (Thị trường giảm giá, giá mở cửa cao, giá đóng cửa thấp trong khi thị trường tăng giá, giá mở cửa thấp, giá đóng cửa cao).

Chỉ số VN-Index chỉ có 1 ngày phân phối vào ngày 10/4/2020 (chúng tôi lưu ý biến động bất thường của ROS trong ngày này nên thậm chí có thể loại bỏ, tức không phải ngày phân phối). Với ngày Bùng Nổ Theo Đà từ 6/4/2020, xu hướng đang là UPtrend. Dòng trạng thái của hộp Nhịp Đập Thị Trường là “XU HƯỚNG TĂNG ĐƯỢC XÁC NHẬN”.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Ngày Bùng Nổ Theo Đà chỉ là điều kiện cần trong phương pháp đầu tư CANSLIM. Mấu chốt là sự xuất hiện của các leader (cổ phiếu dẫn dắt) và sóng ngành. Diễn biến hiện nay đang khá tích cực. Lần đầu tiên kể từ tháng 11/2019, số lượng các cổ phiếu nằm trên MA50 ngày đã vượt qua số lượng cổ phiếu nằm dưới MA50. Đường MA50 ngày là vùng hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp. Việc các cổ phiếu dành lại đường MA50 ngày phát ra tín hiệu mua ở nhiều cổ phiếu. Chúng tôi đánh giá cao tín hiệu này vì nó là bước đêm cho các cổ phiếu tái chiếm lại các đỉnh cao nhất, tức danh sách đỉnh 52 tuần được mở rộng.

Tuần qua, có 6 cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần, với hai cổ phiếu nằm ở ngành sản xuất thực phẩm-đồ uống. Trong đó có một cổ phiếu ngân hàng. So với tuần trước thì danh sách vượt đỉnh 52 tuần đang mở rộng nhẹ. Vì nhiều cổ phiếu đang từ trạng thái đáy 52 tuần sang đỉnh 52 tuần, nên nó cần phải quá cảnh ở danh sách cổ phiếu nằm trên MA50 ngày.

 

Đồ thị tuần của VN-Index cho thấy tuần tăng giá với giá đóng cửa cao nhất tuần nhưng khối lượng thấp hơn tuần trước. Sau khi vượt qua vùng kháng cự bởi Fibo 38.2%, kháng cự tiếp theo là Fibo 50%, tức 820 điểm. Đó cũng chính là mây B trong Ichimoku (trên đồ thị ngày).

Góc nhìn chiêm tinh tài chính: Chúng tôi cảnh báo vùng rung lắc 24/4 +/-3 ngày giao dịch. Đó là khi Sun (Mặt Trời) hợp góc waxing square (90 độ) với Saturn vào ngày 21/4/2020. Ngày 26/4/2020, Sun sẽ giao hội với Uranus (Thiên Vương Tinh) ở cung Taurus (Kim Ngưu). Sẽ có một sự rung lắc để hình thành đỉnh chu kỳ MT (Major Top) và sau đó có vài ngày-1 hoặc 2 tuần điều chỉnh để tạo đáy MB. Trong phân tích chu kỳ, đỉnh MT thường xuất hiện sau 3-4 tuần tăng giá từ đáy PB. Hiện tại, chúng ta đang ở tuần thứ tư. Tôi thiên về khả năng tạo lập đỉnh MT gần sát hoặc sau lễ 30/4 của Việt Nam.

Các cổ phiếu dẫn dắt thường rất mạnh ở giai đoạn đầu vào thị trường tăng giá. Ngay cả khi thị trường chung điều chỉnh, các cổ phiếu leader vẫn thể hiện vai trò trụ, dẫn dắt rất tốt và ít điều chỉnh, thậm chí là tăng giá. Big boy dùng cổ phiếu dẫn dắt để giữ chỉ số không giảm sâu.

Bảng RS tuần cho thấy ngành công nghệ đang dẫn dắt và tạo sóng. Nhóm ngành công nghệ được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng bởi dịch virus Corona và đang cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ. Từ các mã lớn như FPT, VGI, DGW đều tăng điểm tốt và công bố báo cáo lợi nhuận quý 1 có mức tăng trưởng khá ấn tượng.

Theo sau là nhóm ngành Hóa Chất, Tài Nguyên Cơ Bản và Ngân Hàng.

Danh sách các mã cổ phiếu có RS cao được gửi vào Room của nhóm Trend Trader

Một đồng nghiệp của tôi là Khúc Ngọc Tuyên gửi mô hình chu kỳ các ngành như sau. Nếu chúng ta đang ở đáy suy thoái và bước dần sang thị trường tăng giá, thì các nhóm ngành nổi lên sẽ là CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH, VẬN TẢI. Ở VIỆT NAM, TÔI THẤY CÓ SỰ KHÁC BIỆT VỚI MỸ LÀ NHÓM NGÀNH TƯ LIỆU SẢN XUẤT (SỐ 7) KHÔNG PHẢI XUẤT HIỆN Ở GIỮA MÀ LÀ ĐẦU THỊ TRƯỜNG BULL.

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Đồng hồ thị trường ở dưới cho thấy thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu là khi cuộc suy thoái kết thúc và sự phục hồi bắt đầu. Các tín hiệu kinh tế khác xuất hiện ở bên ngoài đồng hồ để hỗ trợ xác định chu kỳ kinh tế.
Dưới đây trình bày về Các lĩnh vực chiếm ưu thế (là các lĩnh vực mà cổ phiếu sẽ có thể tăng giá) trong mỗi giai đoạn thị trường và chu kỳ kinh tế nhất định. Thị trường được thể hiện đầu tiên, thứ hai là kinh tế, và thứ ba là các tín hiệu của giai đoạn kinh tế.
1. Hàng tiêu dùng không chu kỳ: Đầu tư ở đầu giai đoạn thị trường gấu, tương ứng cuối giai đoạn kinh tế phục hồi; Tín hiệu: dự trữ ngoại hối gia tăng, Cổ phiếu vốn hoá lớn tăng giá, hàng hoá tăng giá.
2. Hàng tiêu dùng chu kỳ (lâu bền hoặc không lâu bền): Đầu tư ở Cuối giai đoạn thị trường gấu, tương ứng đỉnh của chu kỳ kinh tế (đầu giai đoạn suy thoái kinh tế); Tín hiệu: tỷ lệ lãi suất tăng và trái phiếu chính phủ ngắn hạn tăng.
3. Chăm sóc sức khoẻ: đầu tư ở giai đoạn đầu thị trường gấu, tương ứng cuối giai đoạn kinh thế phục hồi; Tín hiệu: dự trữ ngoại hối tăng, Cổ phiếu vốn hoá lớn tăng, và hàng hoá tăng.
4. Tài chính: chiếm ưu thế trong 2 giai đoạn
– Cuối giai đoạn thị trường Gấu/đỉnh chu kỳ kinh tế (giai đoạn đầu suy thoái kinh tế); Tín hiệu: tỷ lệ thất nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp tăng.
– Giai đoạn đầu thị trường bò tót/giai đoạn cuối suy thoái kinh tế; Tín hiệu: tỷ lệ lãi suất tăng và trái phiếu chính phủ ngắn hạn tăng.
5. Công nghệ: đầu tư từ phần giữa của giai đoạn đầu thị trường bò tót đến giữa thị trường bò tót, tương ứng đầu giai đoạn kinh tế hồi phục; Tín hiệu: tỷ lệ lãi suất rơi (falling), trái phiếu rác tăng, và các cổ phiếu vốn hoá nhỏ tăng.
6. Công nghiệp cơ bản: đầu tư ở giai đoạn cuối của thị trường bò tót, tương ứng trước của giai đoạn giữa phục hồi kinh tế; Tín hiệu: tỷ lệ lãi suất rơi (falling) và các cổ phiếu tăng giá.
7. Tư liệu sản xuất: ĐT từ giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối thị trường bò tót, tương ứng từ đầu giai đoạn kinh tế hồi phục đến giữa giai đoạn kinh tết phục hồi; Tín hiệu: tỷ lệ lãi suất rơi và cổ phiếu tăng.
8. Vận tải: ĐT ở đầu thị trường bò tót, tương ứng cuối suy thoái kinh tế; Tín hiệu: thất nghiệp tăng và trái phiếu doanh nghiệp tăng.
9. Lĩnh vực năng lượng: đầu tư ở Đỉnh thị trường chứng khoán, tương ứng với giai đoạn Giữa chu kỳ kinh tế hồi phục; Tín hiệu: tài nguyên tăng, cổ phiếu giá trị tăng, các trái phiếu liên kết lạm phát tăng (inflation linked bonds hay inflation-indexed bonds, là loại trái phiếu bảo đảm suất sinh lợi cao hơn tỷ lệ lạm phát nếu nó được nắm giữ cho đến đáo hạn).
10. Lĩnh vực tiện ích: đầu tư từ đầu đến giữa thị trường con gấu, tương ứng với cuối chu kỳ kinh tế hồi phục; Tín hiệu: bất động sản tăng.
11. Kim loại quý: đầu tư nhóm này ở giai đoạn đỉnh thị trường chứng khoán, tương ứng giai đoạn giữa phục hồi kinh tế; Tín hiệu: Tài nguyên tăng, Các cổ phiếu giá trị tăng, và các trái phiếu liên kết lạm phát tăng.
Theo nguyên tắc đầu tư CANSLIM, trong vòng 4 tuần từ ngày Bùng Nổ Theo Đà, các cổ phiếu dẫn dắt có nền tảng cơ bản tốt sẽ dẫn xuất hiện điểm Breakout từ các nền giá kiến tạo. Rất nhiều cổ phiếu công nghệ đã có điểm mua theo mô hình 3C của phù thủy Mark Minervini. Ví dụ như FPT điểm Gap Up trùng với breakout mô hình 3C, điều mà chúng ta còn thấy nó dạng giống như vai đầu vai ngược
Cổ phiếu VGI cũng có điểm mua tương tự và đang hình thành thế Chiếc Cốc-Tay Cầm
Để rõ hơn về mô hình 3C của phù thủy Mark Mivervini, vui lòng xem tại cuốn sách
https://www.elibook.vn/san-pham/giao-dich-nhu-mot-phu-thuy-chung-khoan-trade-like-stock-market-wizard-dat-truoc/
Một số cổ phiếu lớn cũng có 3C trông rất giống với vai đầu vai ngược như MWG, VCB, CTG. Trong đó, MWG đã có điểm breakout vào phiên ngày thứ 6.
https://www.elibook.vn/2020/04/17/mwg-mau-hinh-vai-dau-vai-nguoc-kinh-dien.html/
Trong khi đó, VCB đang chờ điểm breakout

 

Trả lời