Cầu yếu, tín dụng đến 16/9 mới tăng 4,81%

)THeo NDH)- Đến giữa tháng 9, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng gần 7,6% trong khi tín dụng tăng 4,8%.Năm 2019, đến ngày 20/9, tín dụng tăng 8,64%.Từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các TCTD xử lý 1,1 triệu tỷ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, khoảng 63.700 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 15/9, tổng phương diện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019. Dù nguồn vốn và thanh khoản dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch bệnh. Tính đến 16/9, tín dụng tăng 4,81%. Trong khi đó, năm trước, tính đến 20/9, tín dụng tăng 8,64%.

NHNN cũng cho biết hầu hết TCTD đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016 theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1,1 triệu tỷ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, tổng nợ xấu được xử lý là khoảng 63.700 tỷ đồng.

Nghị quyết 42 ra đời đã hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn. Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, cao hơn 3.630 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012 – 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3.520 tỷ đồng/tháng) . 

Đồng thời, kết quả xử lý nợ xác định theo Nghị quyết 42 theo hình thức khách hàng trả nợ có xu hướng tăng. Kách đã chủ động hợp tác hơn trong việc trả nợ TCTD. Theo đó, tỷ trọng nợ xấu xử lý bằng hình thức khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 đã xử lý từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến thời điểm 31/12/2019 và 31/5/2020 tương ứng khoảng 40,5% và 40,1%, cao hơn nhiều so với mức 22,8% đã xử lý trung bình năm từ 2012 đến 2017. 

Trả lời