[Nhịp đập thị trường 22/2/2021] Thị trường phân hóa, cổ phiếu VHM tiếp tục nâng đỡ thị trường – Tiêu điểm LTG, VHM

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/2/2021, chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 1175.04 điểm, tăng 1.54 điểm tương ứng với mức tăng 0.13 %.Thanh khoản thị trường đạt hơn 571 triệu đơn vị, cao hơn phiên ngày 19/02/2021. Nhóm ngành ngân hàng và VIN vẫn là tâm điểm của dòng tiền. Cổ phiếu dòng VIN nổi bật với VHM và VIC đã giúp thị trường tăng điểm nhẹ vào cuối phiên. Áp lực bán mạnh bắt đầu từ phiên chiều nhiều cổ phiếu “Sáng xanh chiều đỏ” đã làm thị trường có lúc đỏ nhẹ vào phiên chiều. Nhóm ngành ngân hàng vẫn đang hỗ trợ thị trường trong khi nhóm này cũng đang tăng giảm trái chiều. Nhóm ngành dầu khí và nhóm đường đang được hưởng lợi khi giá đường tăng cao nhất 4 năm và giá dầu khi liên tục thiết lập đỉnh giá mới đã làm 2 nhóm cổ phiếu này tăng điểm vào phiên nay nổi bật: PVD, PVS, QNS….

Xu hướng thị trường vẫn đang ở “XU HƯỚNG TĂNG ĐƯỢC XÁC NHẬN” và chưa có phiên phân phối nào. Phiên phân phối ngày 8/2/2021 đã được xóa khi chỉ số tăng cao hơn 5% so với giá đóng của ngày phân phối này. Nhóm ngành ngân hàng,thép,  bất động sản, khu công nghiệp hạ tầng bất động sản, dầu khí, công nghệ thông tin đang có sóng ngành. Số lượng cổ phiếu trên bình quân 50 phiên vẫn cao hơn số lượng cổ phiếu dưới bình quân 50 phiên cho thấy thị trường vẫn đang xu hướng tăng.

Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần phiên ngày 22/2/2021 đang có xu hướng tăng với tâm điểm dòng : Bất động sản, ngân hàng, dầu khi, khu công nghiệp hạ tầng là chủ yếu và một số cổ phiếu ngành bán lẻ. Tiêu biểu như: VHM, HDC,L14, IJC, ACB,TCB, DGW,MWG,PVS,PVD….  Nhận diện sóng ngành không phải là công việc chủ quan mà hoàn toàn có phương pháp để làm. Mark hoàn toàn dựa vào bảng điện để đọc sóng ngành.

“HÃY BỐ TRÍ LẠI TOÀN BỘ DANH SÁCH ĐỈNH 52 TUẦN THEO NGÀNH, HỌ, BẠN SẼ PHÁT HIỆN RA SÓNG NGÀNH”- Phù Thủy Mark Mivervini

Tiếp tục quan sát mẫu hình “Cốc tay cầm” trên đồ thị của VNIndex. Hành động khối lượng đang ở mức dưới đường MA50 ngày cho thấy dòng tiền vẫn đang quan sát thị trường khi thị trường tiến về vùng 1200 điểm. Tuy nhiên quan sát tổng thể hiện tại thì thị trường đang có sóng ngành : Ngân hàng,thép,  bất động sản, khu công nghiệp hạ tầng bất động sản, dầu khí, công nghệ thông tin. 

William O’Neil đã nói: “mỗi thị trường tăng trưởng mới là do các trụ cột tăng trưởng mới hay cổ phiếu dẫn dắt mới”… “Phần lớn các cổ phiếu dẫn dắt đều chạy theo sóng ngành”… “Và chỉ có xác suất 1/8 cổ phiếu dẫn dắt trong thị trường tăng giá cũ sẽ trở thành cổ phiếu dẫn dắt mới trong thị trường tăng giá mới”.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Xem thêm bình luận về mẫu hình của chỉ số VNIndex: [Nhìn Lại Tuần Qua, 19/2/2021] Nhóm ngành ngân hàng vẫn dẫn dắt đầu tàu VNIndex giữ được xu hướng tăng

TÂM ĐIỂM THỊ TRƯỜNG: 

LTG – Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UpCOM)

Như đã cập nhật phân tích về cổ phiếu LTG ở bài viết: [Nhịp đập thị trường 8/2/2021] Thị trường “Lật mặt”, cảnh báo “Xu hướng tăng của thị trường” – Tiêu điểm LTG Cổ phiếu LTG đã break vùng 29 vùng đỉnh tháng 1 năm 2021 và vùng 31 của vùng củng cố, tuy nhiên đà tăng của LTG đang khá nóng. Hành động giá cách đang cách 15% só với đường MA10 ngày cho thấy cổ phiếu LTG có thể sẽ bị kéo ngược về vùng 30 -31.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2021, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức rất cao, đạt 551.7 USD/tấn. Như vậy, giá gạo đã tăng 3.4% so với tháng 12/2020 và tăng đến 15.4% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong tháng 1 là Phillipines với gần 170,000 tấn. Philippines chiếm 48.85% tổng lượng và 47.62% tổng giá trị xuất khẩu gạo cả nước trong tháng đầu năm 2021. 

Tiếp theo là Trung Quốc, Ghana với lần lượt gần 58,000 và 39,000 tấn. Trung Quốc chiếm 16.63% về lượng và 15.7% về giá trị trong tổng xuất khẩu gạo cả nước trong tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, Ghana chiếm 11.31% về lượng và 12.09% về giá trị trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam ở tháng đầu năm 2021. Còn tính trong cả năm 2020, xuất khẩu gạo đạt tới hơn 6 triệu tấn, trị giá đạt trên 3 tỷ USD.

Tháng đầu năm là thời điểm nhu cầu gạo chưa quá cao, tuy nhiên xuất khẩu gạo cả năm 2021 được dự báo vẫn tốt khi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, châu Phi… tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam. Thêm vào đó, nhiều nước có nhu cầu lớn về gạo thơm, gạo nếp – vốn là mặt hàng có lợi thế của doanh nghiệp Việt. Tận dụng lợi thế thị trường, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành lúa gạo đều có kế hoạch tìm kiếm khách hàng ở những thị trường mà Việt Nam vừa có FTA, đặc biệt là khai thác thị trường Anh bởi đây là thị trường vô cùng tiềm năng.

VHM – Công ty cổ phần Vinhomes (HOSE)

Cổ phiếu VHM đã break vùng đỉnh củ tháng 1/ 2021 ở vùng 105 với khối lượng tăng mạnh trên bình quân 50 phiên. Tuy nhiên với mức điều chỉnh gần 20% khi kéo ngược MA50 ngày, khả năng cao VHM sẽ tích lũy vùng  105 trước khi tiếp tục xu hướng tăng. Hiện tại nhóm ngành bất động sản đang có sóng ngành và cổ phiếu VHM đang là cổ phiếu dẫn dắt và có ưu thế rất lớn về quỹ đất cũng như thương hiệu Vinhomes sẽ giúp VHM tiếp tục có chất xúc tác tăng điểm trong thời gian tới. Xem thêm vài nét về VHM : [Nhịp đập thị trường 1/2/2021] Ngày nỗ lực hồi phục thứ 2, thị trường phân hóa mạnh- Tiêu điểm cổ phiếu VHM

VHM có Quỹ đất lớn nhất Việt Nam

Quỹ đất xây dựng căn hộ, officetel, shophouse, shopoffice, biệt thự, biệt thự biển và condotel hiện lớn nhất trong các doanh nghiệp bất động sản, không bao gồm các dự án đã hoàn thành. Quỹ đất phát triển dự án dân cư chủ yếu tại Hà Nội (32%), TP HCM (26%), Hưng Yên (19%), Quảng Ninh (8%), còn lại 14% ở các tỉnh khác.

Cũng trong 2020, Vinhomes đã bán hơn 27,700 sản phẩm với tổng giá trị theo hợp đồng hơn 64,400 tỷ đồng. Phân khu Origami Zen (S10) thuộc Vinhomes Grand Park lập kỷ lục bán hàng với hơn 2,100 căn được đặt mua hết chỉ trong một ngày.

Trong báo cáo này, Vinhomes chỉ ra tiến độ thực hiện 3 đại dự án trọng điểm hiện tại gồm Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park.

 

Nguồn: Vinhomes

Vinhomes Ocean Park đạt tiến độ xây dựng 60%, đã bán 30,800 sản phẩm (trong đó 23,000 sản phẩm đã bàn giao, 7,800 sản phẩm sắp bàn giao), trên tổng số 47,300 sản phẩm. Doanh số bán hàng chưa ghi nhận là 17,630 tỷ đồng.

Với Vinhomes Smart City, tiến độ xây dựng đạt 36%. Công ty đã bán 25,800 sản phẩm ra thị trường (20,800 sản phẩm đã bàn giao, 5,000 sản phẩm sắp bàn giao), đạt 55% tổng số sản phẩm dự án. Doanh số bán hàng chưa ghi nhận đạt 9,610 tỷ đồng.

Với Vinhomes Grand Park (quận 9, TP HCM), tiến độ xây dựng hoàn thành 50% toàn bộ dự án. Tổng sản phẩm đã bán là 39,300 (bao gồm 28,3000 sản phẩm đã bàn giao và 10,900 sản phẩm sắp bàn giao), chiếm tỷ trọng 86% toàn dự án. Doanh số bán hàng chưa ghi nhận là 32,600 tỷ đồng.

 

Vị trí 3 đại dự án trọng điểm hiện tại của Vinhomes tương quan với quy hoạch phát triển hệ thống giao thông. Nguồn: Vinhomes

Bài viết được phân tích bởi

HOÀNG HỮU HUẤN

TRƯỞNG BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ELIBOOK & ADMIN WWW.TINHHOATAICHINH.VN

Hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười

Trả lời