[Nhịp đập thị trường 29/3/2021] Nhóm ngân hàng quay trở lại, thị trường lại xanh tâm lý nhà đầu tư khởi sắc – Tâm điểm BSR

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/3/2021 chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 1,175.68 , tăng 13.47   , tương ứng tăng 1.16%. Thanh khoản thị trường đạt 592 triệu đơn vị . Nhóm ngân hàng tăng mạnh kéo thị trường tăng hơn 13 điểm tâm điểm như CTG, VCB,HDB, SHB…. Thị trường phân hóa khá mạnh giữa các nhóm ngành trong khoảng thời gian chuẩn bị công bố báo cáo tài chính quý 1 năm 2021.

Xu hướng thị trường đang ở “XU HƯỚNG TĂNG ĐƯỢC XÁC NHẬN”  với 2 phiên phân phối. Lưu ý phiên phân phối ngày 4/3 đã bị xóa, thị trường tiếp tục tăng điểm với sự quay trở lại của nhóm ngành ngân hàng. Đồng thời những cổ phiếu riêng lẻ đang được giao dịch với thanh khoản và giá trị giao dịch lớn như: FLC, VIC,SHB …  giúp dòng tiền lan tỏa đến các dòng khác. Nhóm ngành ngân hàng, thép, chứng khoán, dầu khí, bất động sản, công nghệ thông tin vẫn đang là những nhóm ngành dẫn dắt thị trường.

Danh sách cổ phiếu Break đỉnh 52 tuần vẫn chưa có dấu hiệu mở rộng so với phiên ngày 26/3/2021. Đây là điều cũng dễ hiểu khi đây là thời điểm gần công bố báo cáo tài chính quý 1 năm 2021, nhiều cổ phiếu đang chờ chất xúc tác từ kết quả kinh doanh để bùng nổ, nhà đầu tư cũng nên thận trọng về vị thế nắm giữ cổ phiếu trước thềm báo cáo tài chính.

Nguyên tắc chung của tôi là không bao giờ nắm giữ vị thế lớn trong lúc chuẩn bị có các công bố báo cáo quan trọng, trừ khi tôi đã có một tấm đệm lợi nhuận đáng kể. Nếu tôi lãi 10% đối với một cổ phiếu, sau đó tôi có thể yên tâm nắm giữ vị thế trong ngày công bố báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tôi không có lợi nhuận, hoặc thậm chí tồi tệ hơn là đang lỗ, tôi thường bán cổ phiếu hoặc cắt giảm quy mô vị thế để phòng vệ trước khả năng xuất hiện các khoảng trống giảm giá từ 10%-15%. Bất kể bạn hiểu rõ công ty như thế nào, nắm giữ vị thế vào thời điểm công bố báo cáo kết quả kinh doanh giống như chơi trò xúc xắc. Tôi đã thấy các cổ phiếu đánh bại các dự báo lợi nhuận một cách thuyết phục nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm mạnh khi mở cửa. Lời kết: khi bạn nắm giữ cổ phiếu vào thời điểm công bố báo cáo tài chính, may mắn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu bạn có một khoản lợi nhuận lớn đối với cổ phiếu đó, ít nhất bạn có một tấm đệm vốn và làm giảm bớt rủi ro. Bạn nên giữ một tỷ trọng đầu tư hợp lý và đừng bao giờ chấp nhận rủi ro lớn vào thời điểm công bố các báo cáo quan trọng?

Bạn sẽ có thêm nhiều kỹ năng giao dịch vào mùa công bố báo cáo tài chính khi đọc cuốn sách. (Xem chi tiết Chương 5)

Trong những phiên gần đây có những cổ phiếu tăng điểm ấn tượng với khối lượng giao dịch “khủng” làm cục diện và xu hướng của cổ phiếu thay đổi như: SHB, FLC, VIC chưa kể mức lan tỏa của những cổ phiếu này đối với thị trường. Cổ phiếu SHB những phiên giao dịch ngày 26/3/2021 và 29/3/2021 đã tăng mạnh về giá cũng như thanh khoản. Cổ phiếu SHB đã thiết lập đỉnh giá mới kể từ lúc lên sàn.

Hành động giá của VNIndex phiên ngày 26/3/2021 đã cho thấy sức mua lấn áp bên bán và thể hiện bằng cây nến Pin bar kéo lên cuối phiên. Và kết quả sau đó là phiên ngày 29/3/2021 chỉ số VNIndex tăng hơn 15 điểm. Thanh khoản thấp hơn phiên ngày 26/3/2021 cho thấy tâm lý e ngại của nhà đầu tư sau cú giảm hơn 50 điểm đã tạo ra tâm lý “e ngại” cho nhà đầu tư, mỗi khi thị trường tiến về mức 1200 điểm là nỗi đau của nhà đầu tư được nhắc lại và gợi lại niềm đau như “vết dao” cắt vào da.

Nhà đầu tư cần chú ý đến mốc 1155 điểm tương ứng với MA50 ngày, trong một xu hướng của cổ phiếu thì MA50 ngày đóng vai trò rất quan trọng, nếu đóng cửa dưới MA50 ngày thì cổ phiếu sẽ chuyển sang xu hướng giảm. Trường hợp của VNIndex cũng không ngoại lệ. Nếu phần mạn trái chiếc cốc khá lỏng lẻo thì phần tay cầm của VNIndex cần phải siết chặt để làm mẫu hình trở nên thắt chặt hơn.

Đánh giá của người viết về mẫu hình ” CỐC TAY CẦM “ : Quan sát mức biến động phần tay cầm trong mẫu hình đang xét là ” Cốc tay cầm” thì chỉ số VNIndex đã có 3 phiên giảm, theo đánh giá cá nhân của Tôi là không mạnh chỉ có 4% khoảng tầm 50 diểm tính từ  vùng 1200 điểm. Lưu ý phía mạnh trái chiếc cốc đã có phiên giảm ngày 19/1/2021 với hơn 50 điểm 1 phiên. Nếu lấy hệ quy chiếu này để làm phản ánh vào hệ quy chiếu phần tay cầm thì mức giảm 4% trong 3 phiên với 50 điểm là chấp nhận được.

Phiên nến rút chân “Pin bar” ngày 20/1/2021 đang là “ Thành trì “ của thị trường nếu chỉ số VNIndex thủng vùng 1,155.9 điểm, vùng này tương ứng với vùng 1098. Đây cũng là vùng thị trường có điểm hỗ trợ của Trendlin từ hồi bắt đầu một con sóng Up trend tháng 4 năm 2020. Nếu giảm về vùng này Tôi sẽ quan sát mẫu hình VCP với 2 lần thu hẹp là 17% và 8%…. hơn là mẫu hình “cốc tay cầm” 

TIÊU ĐIỂM CỔ PHIẾU BSR – Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UpCOM)

Các cổ phiếu dẫn dắt thường có hành vi phá vỡ mạnh (strong breakout). Nếu nó là một cổ phiếu dẫn dắt thị trường thực sự, cùng với nền tảng cơ bản tốt, thì việc giá đóng cửa tuần xấp xỉ bằng nhau trong 3 tuần (độ chênh lệch chỉ tầm 1%), là cơ hội tốt để bổ sung thêm vị thế trước khi giá tạo đỉnh cao mới.

Mẫu Hình “Giá Đóng Cửa Thắt Chặt Trong 3 Tuần” Thường Xuất Hiện Khi Nào?

Sau khi giá tăng 5%-10% từ điểm pivot, hãy kiểm tra đồ thị tuần. Nếu giá đóng cửa tuần của 3 tuần liên tiếp không chênh lệch quá 1%. Đó chính là mẫu hình bạn đang tìm kiếm.

Không phải mẫu hình “Giá Đóng Cửa Thắt Chặt Trong 3 Tuần” nào cũng hoạt động tốt. Nhiều khi những sự kiện bất ngờ sẽ khiến giá cổ phiếu sụt giảm. Đôi khi hiện tượng thắt chặt của giá đóng cửa sẽ kéo dài đến 4 tuần.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

Trên đồ thị tuần của BSR sau khi Break mẫu hình “Cốc tay cầm” cổ phiếu BSR đã tăng hơn 31% và đang hình thành nền giá phẳng 3 tuần thắt chặt , hiện tại cổ phiếu đang giao dịch ở tuần thứ tư.

Chi tiết hơn trên đồ thị ngày, cổ phiếu BSR đang hình thành nền giá phẳng khá thắt chặt, điểm Break của mẫu hình nền giá phẳng ở vùng 17. Cổ phiếu vừa mới thoát ra khỏi nền giá 2 với mẫu hình cốc tay cầm. Đây là vùng có thể bổ sung vị thế đối với BSR.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục đà phục hồi quý thứ 2 liên tiếp.

Quý 4/2020 lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.258 tỉ đồng, tăng 1.087 tỉ đồng so với quý 3 trong bối cảnh giá dầu thế giới cũng như giá xăng dầu trong nước duy trì xu hướng phục hồi trong suốt quý vừa qua.
Theo Báo cáo tài chính quý 4/2020 của BSR vừa công bố, dù công ty chỉ ghi nhận 17.123 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 40,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện 1,37 điểm phần trăm so với quý 4/2019 giúp công ty thu về 1.389,6 tỉ đồng lợi nhuận gộp, chỉ giảm 28,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với các chi phí như bán hàng, quản lý tiếp tục xu hướng được tiết giảm, lần lượt 19,1% và 25,5% so với cùng kỳ 2019, chi phí tài chính cũng giảm 19,2% và diễn biến tỷ giá thuận lợi hơn đã giúp công ty thu về 1.258 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế.

Tại thời điểm cuối năm, BSR có 12.792,5 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng thêm 4.440 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng mạnh từ 4 tỷ lên 958 tỷ đồng. Chi tiết cấu trúc tài sản của BSR

Cơ cấu cổ đông của BSR khá cô đặc gần 93% cổ phiếu được nắm giữu bởi cổ đông lớn, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm 92.13% .

Chất xúc tác : Hé lộ kết quả kinh doanh  quý 1 năm 2021 trong bối cảnh BSR đã 3 tuần tích lũy. Chất bôi trơn để giá cổ phiếu tăng dễ hơn.

Trong quý I/2021, tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ của BSR đạt khoảng 1,56 triệu tấn, vượt 2,9 % kế hoạch quý; doanh thu gần 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.803 tỷ đồng…

Đến hết quý I/2021, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) đã hoàn thành vượt mức cả chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và tài chính nhờ thực hiện nghiêm gói giải pháp ứng phó với dịch COVID–19 và biến động giá dầu.
Theo Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến, trong quý I/2021, tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ của BSR đạt khoảng 1,56 triệu tấn, vượt 2,9 % kế hoạch quý; doanh thu gần 21.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.803 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 2.245 tỷ đồng. Tất cả các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm đều vượt so với kế hoạch.
Có được kết quả này là nhờ nhu cầu thị trường trong nước có dấu hiệu cải thiện do dịch COVID-19 đã dần được kiểm soát. Nhu cầu nhận dầu diesel đang cao và nhu cầu xăng ở mức khá. Nhu cầu tiêu thụ xăng máy bay Jet A1 có cải thiện hơn so với đợt bùng phát dịch COVID-19 cuối tháng 1/2021.
Bên cạnh đó, giá dầu trong những tháng qua đã tăng giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có nhiều thuận lợi hơn. Đầu tháng 3/2021, giá dầu Brent có thời điểm tăng đến mốc gần 70 USD/thùng.
Nguồn :  Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN

Bài viết được phân tích bởi

HOÀNG HỮU HUẤN

TRƯỞNG BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ELIBOOK & ADMIN WWW.TINHHOATAICHINH.VN

Trả lời