Nền Giá Tạo Đáy (Bottoming Base): Cách các cổ phiếu tăng trưởng như Apple, Google thường xuất hiện để chấm dứt xu hướng giảm?

Đồ thị tháng của cổ phiếu Google, với tên gọi chính thức là Alphabet, cho thấy một đợt tăng giá mạnh kể từ ngày IPO của công ty vào tháng 8/2004. Xu hướng tăng kéo dài bắt đầu từ điểm phá vỡ thoát khỏi nền giá IPO , và tăng giá kéo ài với nhiều điểm phá vỡ (breakout) từ các vùng củng cố và nhiều mẫu hình khác như Cốc Tay Cầm  (Cup and handle) và Nền Giá Phẳng (Flat base).

Nhưng Google đã hình thành một loại mẫu hình khác sau khi các chỉ số thị trường đã xác nhận xu hướng tăng mới vào tháng 3 năm 2009 (ND: Bằng ngày Bùng Nổ Theo Đà). Vào giữa tháng 4-2009, Alphabet (GOOGL) đã tạo ra một nền giá tạo đáy (bottoming Base) với điểm mua 381.10. Mẫu hình Chiếc Cốc hình thành sau khi Nasdaq rớt 43% vào năm 2008 do cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn.

Nền Giá Tạo Đáy không khó để nhận diện, cho đến khi bạn biết cần phải tìm kiếm điều gì. Đầu tiên và trước hết, chúng hình thành sau một cú hồi phục nhanh. Điều đặc biết là chúng thường có khuynh hướng hình thành mà chẳng hề phô trương ầm ĩ, đó là khi mà không nhiều người còn chú ý đến cổ phiếu.

Cổ Phiếu Google: Nền Giá Tạo Đáy Năm 2009 Là Một Điểm Mua Lý Tưởng.

Nên nhớ rằng, nền giá hình thành sau một đợt tăng giá trước đó.

Google chạm đáy 247.30 vào tháng 11.2008. Nhưng nó đã tăng giá nhanh sau đó, thiết lập một đỉnh mới 381 vào tháng 2. Đó là khi nó bắt đầu hình thành Nền Giá Tạo Đáy (điểm số 1). Mẫu Hình Chiếc Cốc hình thành trong 9 tuần và có điểm phá vỡ vào tuần kết thúc ngày 17 tháng 4 năm 2009, khi cổ phiếu tăng vọt hơn 5.3% với khối lượng cao hơn  (điểm số 2).

Một vấn đề tiềm năng đối với điểm phá vỡ từ nền giá tạo đáy là lượng cung treo lơ lửng trên đầu (overhead Supply) có thể khá lớn. Lượng cung treo lơ lửng trên đầu là áp lực bán xuất hiện từ những người mua bị kẹp hàng ở xu hướng giảm, nên họ có mong muốn bán khi cổ phiếu của họ hồi phục về điểm hòa vốn. Thực sự, Google trông có vẻ như thế khi nó đã bị rớt mạnh vừa nửa sau năm 2008.

Nhưng lượng cung treo lơ lửng trên đầu không phải là vấn đề đối với cổ phiếu Google khi nó hình thành Nền Giá Tạo Đáy. Sau điểm phá vỡ đó, nó kéo về dường MA10 tuần và tìm thấy sự hỗ trợ tại đó. Cổ phiếu này tăng 17% từ điểm mua 381.10 trước khi xây nền giá mới. Nó rõ ràng là một nền giá mới với điểm mua 447.44 vào cuối tháng 7 (điểm số 3).

Thị trường con gấu hình thành bởi Virus Corona dẫn đến nhiều cổ phiếu tăng trưởng hình thành Nền Giá Tạo Đáy. Shake Shack (SHAK) vừa có điểm phá vỡ từ nền giá tạo đáy. Nó tăng vọt từ mẫu hình Chiếc Cốc tại 63.9 vào tuần kết thúc ngày 28.8.2020. Nền Giá được hình thành sau khi Shake Shack đã tăng gấp đôi từ dáy 30.10 vào tháng 3. Tăng trưởng lợi nhuận không mạnh mẽ trong vài quý gần đây và Xếp Hạng Tổng Hợp (Composite Rating) chỉ ở mức yếu 64. Tuy nhiên, Shake Shack hồi phục nhờ vào kỳ vọng lạc quan rằng bệnh dịch sớm được kiểm soát

This article was originally published Sept. 11, 2020 and has been updated. Follow Ken Shreve on Twitter @IBD_KShreve for more stock market analysis and insight.

Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”

TÌM KIẾM CÁC YẾU TỐ Ở NỀN GIÁ TẠO ĐÁY (Bottoming Base)

Đầu tiên, nền giá tạo đáy hình thành khi thị trường trải qua một thị trường con gấu. Khi chỉ số SP500 và Nasdaq rớt 40%-50% từ đỉnh, kỳ vọng các cổ phiếu tăng trưởng cũ sẽ rớt từ 1.5-2.5 lần so với mức giảm đó. Đó là lý do tại sao bạn sẽ thấy nhiều cổ phiếu dẫn dắt cũ rớt 60%-75% từ đỉnh của nó, thậm chí còn giảm sâu hơn.

Thị trường cần có đủ thời gian để hình thành phía bên phải của Nền Giá Tạo Đáy. Hãy nghĩ tới việc phải mất vài tháng hoặc thậm chỉ cả năm để xây xong nền giá. Tại sao lại phải lâu như thế? Bạn muốn có sự xác nhận các nhà đầu tư tổ chức tích lũy cổ phiếu một cách mạnh mẽ.

Các đặc điểm của nền giá tạo đáy cần quan sát như sau. Tìm kiếm tuần tăng giá mạnh trong giá với khối lượng tuần tăng mạnh mẽ. Tìm kiếm sự đối xứng bên trong nền giá. Nếu tay cầm hình thành, nó nên dốc xuống trong suốt quá trình hình thành tay cầm với khối lượng cạn kiệt. Những nền giá như thế rất chặt chẽ để giao dịch.

QUAN SÁT VÙNG ĐỈNH 52 TUẦN

Cuối cùng, hãy chú ý đến các cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần từ điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá hợp lý. Nền giá, đối với một nền giá tao đáy, cổ phiếu không nhất thiết phải giao dịch tại gần đỉnh cao mọi thời đại.

VÍ DỤ TỪ APPLE VÀO NĂM 2008

Cổ phiếu Apple rớt 9 tuần liên tiếp từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2009. Sự phá sản của Lehman Brothers vào mùa hè năm 2008 và việc AIG sém sụp đổ tạo nên cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn. 

Sau 9 tuần bị bán tháo, chỉ số SP500 giảm 28%. Nó phá thủng đáy 52 tuần ở mức 741 điểm vào tháng 11 năm 2008 (điểm số 1). Trong tuần kết thúc ngày 21 tháng 11, Apple cũng chạm đáy thấp tại 79.14. Nhà sản xuất Iphone rớt 61% kể từ đỉnh cao mọi thời đại 202.96. 8 tuần sau đó, Apple tiếp tục kiểm tra lại đáy này.

Nhưng vào tuần kết thúc ngày 6 tháng 3 năm 2009, thậm chí khi SP500 giảm sâu hơn, phá thủng đáy 741 (điểm số 2), thì Apple vẫn giữ trên đáy gần nhất của nó  (điểm số 3) và đảo chiều tăng giá. Đây chính là manh mối về sức mạnh tăng giá của nó.

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2009, SP500 có ngày bùng nổ theo đà FTD, 

4 tuần sau đó, Apple hình thành nền giá phẳng 5 tuần với điểm mua 146.50 vào ngày 15 tháng 7. Cho đến tháng 10 năm 2011, Aoole tăng 191% và chạm đỉnh cao 426.

Dưới đây là cách Apple hình thành Nền Giá Tạo Đáy.

Tham khảo từ Nhật Báo IBD

1. What Do Apple, Under Armour, Other Top Growth Stocks Have In Common? A Bottoming Base

2. How To Trade Stocks: Breakout From Bottoming Base Yielded Ideal Entry For This FANG Stock

3.The Bottoming Base, Part II: How Apple Showed Unusual Strength

Trả lời