[Nhịp Đập Thị Trường, ngày 8/10/2021]- Leader cũ đang gây áp lực, dòng tiền đang đối diện với lực chốt lời từ Midcap. Nhóm dầu khí “gánh trụ”

Sự xoay trụ đang diễn ra để cố gắng giữ đà tăng chỉ số. Khi thép như HPG và cổ phiếu lớn họ nhà Vin như VHM đuối sức thì đến lượt nhóm dầu khi như GAS, PLX tăng điểm để giữ chỉ số. Theo đó, chỉ số VN-Index ngày hôm ngay tăng nhẹ 0.19% với khối lượng cao hơn phiên trước.

Hành động giá của VN-Index là dao động trong biên độ (spread hẹp), và đóng cửa rời xa đỉnh cao nhất ngày, Đây là dấu hiệu yếu xuất hiện (weakness+ Upthrust). Khối lượng cao hơn phiên trước thể hiện áp lực bán. Các nhà đầu tư đang tranh thủ chốt lời ở một số cổ phiếu midcap, trong khi các trụ cột vốn hóa lớn đang bị cản tại các ngưỡng quan trọng. Ví dụ như HPG, TCB, NVL bị giảm tại MA50 ngày. VHM, GVR giảm khi quay trở lại đỉnh giá hồi tháng 7.

Chúng ta đang có một bối cảnh yếu với một thanh giá No Demand (Không có cầu) cách đây 3 phiên trước.  Theo sau một Upthrust, chúng ta nên kỳ vọng giá giảm xuống. Chúng ta sẽ biết được điều đó nếu các phiên tới có các hành động giá kiểu No Demand, hay các SOW (dấu hiệu yếu) khác. Ngược lại, nếu theo sau Upthrust là các thanh giá giảm với spread hẹp, đi kèm với khối lượng thấp cho thấy thiếu áp lực bán.

CÁC LEADER CŨ ĐANG GÂY ÁP LỰC ĐẾN THỊ TRƯỜNG.

Dù dòng tiền đang đổ vào nhóm midcap và có sự đổi leader sang nhóm bất động sản đã mang lại cơ hội kiếm tiền từ ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) ngày 29/7/2021, nhưng dù sao đi nữa, ngân hàng và thép vẫn là hai trụ cột chinh của VN-Index và gây tác động đến chỉ số bởi trọng số lớn. Các leader đầu ngành như HPG, HSG đang loay hoay ở MA50 ngày. Sự thất bại giành lại MA50 ngày là cảnh báo cho sự đổ gãy của ngành thép, bất kể SMC, NKG đang thiết lập những đỉnh giá mới. Trong giông bão, “gà tây cũng muốn bay”, các cổ phiếu dẫn dắt sau trong ngành thép được hưởng lợi nhờ dòng tiền đầu cơ đang tập trung vào các cổ phiếu có vốn hóa vừa (midcap). Nên nhớ, HPG có vốn hóa 222 nghìn tỷ, HSG có vốn hóa gần 19 nghìn tỷ, là những cổ phiếu đại diện cho sự phát triển của ngành thép, bởi quy mô sản xuất lớn, hơn là những cổ phiếu nhỏ hơn như SMC (vốn hóa 3 nghìn tỷ) và NKG (vốn hóa 7.2 nghìn tỷ). Dòng tiền đầu cơ hay tập trung vào những cổ phiếu nhỏ và vốn hóa vừa ở cuối sóng.

Câu chuyện tương tự trong ngành ngân hàng. Cả ba ông lớn là VCB, CTG, BID có giá trị vốn hóa lớn nhất ngành đều có sự giảm tốc tăng trưởng lợi nhuận quý 2.2021. TCB, hiện đang có giá trị vốn hóa 184 nghìn tỷ, chỉ đứng sau mỗi VCB là 364 nghìn tỷ, cao hơn cả BID (vốn hóa 173 nghìn tỷ) và CTG (vốn hóa 166 nghìn tỷ), đang có hành động giá yếu ớt tại MA50 ngày, sau khi nó đã từng bị gãy với khối lượng lớn trong tháng 7.

Trong số các cổ phiếu leader của ngành ngân hàng trong năm 2021 như TCB, VPB, MBB, ACB, VIB thì nay chỉ còn mỗi ACB còn nằm trên MA50 ngày, còn lại đang chật vật giữ MA50 ngày hoặc nằm sâu dưới đường hỗ trợ quan trọng này. Chỉ có một vài cổ phiếu vốn hóa nhỏ, tăng trưởng lợi nhuận cao trong thời gian gần đây tăng giá.

Cả ngành thép và ngân hàng đang thực sự ghim chân của VN-Index. Hơn nữa, đây là những cổ phiếu leader. Sự gãy đổ của nhóm cổ phiếu leader đang báo hiệu một tín hiệu xấu.

Họ nhà Vin như VHM được dùng để kéo chỉ số VN-Index lên, mang tới cơ hội đầu cơ cho cổ phiếu dòng midcap trên toàn thị trường. Nhưng VHM đang mệt mỏi khi đối diện với đỉnh giá cũ vào tháng 7, điều tạo nên nguy cơ mẫu hình hai đỉnh có thể xuất hiện nếu như không vượt qua được kháng cự này.

Cổ phiếu VIC cũng đang chật vật tại MA50 ngày. VRE của họ nhà Vin thì đã mất MA50 ngày từ lâu. Chúng ta đang chứng kiến sự mệt mỏi của các cổ phiếu leader cũ, có trọng số vốn hóa lớn. Chúng đang cố gắng chật vật thay nhau tăng giá để giữ cho màu xanh của chỉ số VN-Index. Thi thoảng, có VNM, MSN, NVL, GVR thế chân nhưng hành động giá của các cổ phiếu này cũng khá mệt. Ngoại trừ MSN đang tăng giá mạnh mẽ, không một cổ phiếu nào khác còn lại có sự chắc chắn trong hành động giá.

Dấu hỏi đặt ra là mọi thứ sẽ ra sao khi thị trường đồng loạt buông tay các ông lớn. Các nhịp rơi của các trụ cột, leader cũ, nếu đồng thời có vốn hóa lớn sẽ gây tác động xấu đến toàn bộ thị trường chung. Bức tranh tài chính quý 2 gần như đã hoàn tất, và thị trường sắp đối diện với khoảng trống thông tin. Trong khi đó, những tiềm ẩn để lại của dịch Delta, lạm phát đang đe dọa sự ổn định của thị trường.

Chính vì vậy, ngay cả khi chúng tôi bật đèn xanh và cho phép thực hiện tín hiệu mua ở các cổ phiếu vốn hóa vừa nếu như có tín hiệu đẹp, nền tảng lợi nhuận tốt, chúng tôi vẫn duy trì sự cẩn trọng đối triển vọng của thị trường chung.

Cấu trúc  đếm sóng Elliott cho chỉ số VN-Index vẫn được giữ nguyên. Theo đó, đợt giảm từ đỉnh tháng 7 xuống đáy ngày 20/7/2021 được đánh dấu là sóng (1) or (a) và đợt hồi phục hiện nay là sóng (2) or (b). Một lần nữa, chúng tôi cảnh báo việc VN-Index để mất mốc MA50 ngày sẽ dẫn tới việc thay đổi triển vọng thị trường. –CÒN TIẾP

ĐỂ ĐỌC TOÀN BỘ CHI TIẾT BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG, HÃY LIÊN HỆ VỚI TEAM NHÀ ĐẦU TƯ CANSLSIM QUA ZALO 0977.697.420.

Trả lời