NHÓM NHÀ VINGROUP TRỞ THÀNH “TỘI ĐỒ” KHIẾN THỊ TRƯỜNG CHUNG GIẢM ĐIỂM. BANK QUAY TRỞ LẠI DẪN SÓNG CÙNG CÚ TĂNG GIÁ BÙNG NỔ CỦA NHÓM BĐS KCN.

Chỉ số VN-Index tiếp tục có tuần thứ hai tăng giá hồi phục với khối lượng thấp, đóng cửa tuần VN-Index tăng nhẹ 1.5%. Sóng ngành ngân hàng vẫn được thể hiện rõ cùng với sự tham gia của nhóm bất động sản khu công nghiệp đang cố kéo thị trường đi lên. Ngày thứ 9 của đợt nỗ lực hồi phục vẫn chưa có sự xuất hiện của ngày Bùng nổ theo đà (FTD).

 Tăng Trưởng Lợi Nhuận Giảm Tốc Trong Quý IV Sẽ Tác Động Xấu Đến Thị Trường.

Theo dữ liệu của CTCK VNDirect, tính đến ngày 09/02/2021, đã có 768 công ty niêm yết trên cả ba sàn, chiếm 82.5% giá trị vốn hóa thị trường đã công bố báo cáo tài chính quý IV. Theo đó, lợi nhuận ròng chỉ tăng +15.5%. thấp hơn 22.6% trong quý 3.2021. Biên lợi nhuận gộp của toàn thị trường (trừ ngân hàng) giảm trong quý IV chủ yếu do biên lợi nhuận gộp của thép, bán lẻ, đồ uống và bất động sản giảm.

Trong khi đó, theo dữ liệu của FiinGroup đến ngày 8.2.2022 với 702 trên tổng số 1726 doanh nghiệp (chiếm 75% giá trị vốn hóa thị trường) thì tăng trưởng lợi nhuận đã giảm tốc và chạm đáy thấp nhất 5 quý gần đây (+13.5%).

Sự giảm tốc tăng trưởng lợi nhuận này đến từ ba nguyên nhân:  (i) nền so sánh cùng kỳ ở mức cao, (ii) tăng trưởng chững lại tại một số nhóm ngành phụ thuộc vào giá hàng hóa (iii) suy giảm thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính.

Như vậy, tác động của đợt giãn cách Covid lần thứ tư kéo dài lâu hơn dự phóng của các nhà đầu tư. Sự phục hồi của TTCK ngay sau hết giãn cách tỏ ra lạc quan hơn với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ngân hàng và bất động sản là hai lĩnh vực có kết quả kinh doanh thấp hơn so với kỳ vọng. Trong đó, kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng chỉ tăng +7.6% yoy trong quý IV, thấp hơn con số +14.9% yoy của quý III (theo FiinGroup). Tăng trưởng của nhóm ngân hàng chủ yếu đến từ mảng dịch vụ của VPB, MBB hay TCB.

Trong khi đó, ngay cả khi loại trừ khoản lỗ bất thường từ mảng xe của VIC, thì lợi nhuận của nhóm BĐS giảm -1.5% yoy, giảm so với mức tăng +6.1% yoy trong quý III (theo VNDirect).

VIC có khoản lỗ ròng 1 tỷ đôla trong mảng sản xuất xe vì doanh số yếu. Doanh số bán xe của Vingroup chỉ tăng 26% và đạt khoảng 36,000 xe trong năm 2021, thấp hơn so với sản lượng sản xuất là 250,000 chiếc/ năm. Vingroup đang có kế hoạch dừng sản xuất xe xăng trong năm 2022 và chuyển sang xe điện, với các mẫu mới được tung ra năm 2021. Lượng đơn đặt hàng xe điện, bao gồm cả thị trường Phương Tây, đạt khoảng 35,000 chiếc trong quý 1, theo Vingroup cho biết.

Việc VIC lần đầu công bố khoản lỗ ròng 7,500 tỷ trong năm 2021, trái ngược với mức lãi 4,500 tỷ đồng năm ngoái, cổ phiếu VIC giảm mạnh ngay sau khi báo cáo quý IV được công bố. Một số công ty giảm margin đối với cổ phiếu này và đứng trước nguy cơ bị loại khỏi rỗ VN30. Cổ phiếu VIC bị khối ngoại xả mạnh. Việc VIC giảm mạnh đang tác động xấu đến thị trường.

Đồ thị giá của VIC xấu với việc chữ thập chết chóc xuất hiện hồi tháng 10.2021 khi MA50 ngày cắt xuống dưới MA200 ngày. Nỗ lực giành lại MA200 ngày thất bại hoàn toàn thất bại ngay sau khi báo cáo quý IV của VIC lộ diện. Đáy của tay cầm tại vùng giá 82,000-85,000 bị xuyên thủng với khối lượng lớn. VIC chính là một ví dụ cho thấy dữ liệu báo cáo tài chính quý IV xấu khiến TTCK bị ảnh hưởng xấu như thế nào.

Trong khi đó, tăng trưởng của một số ngành phụ thuộc vào giá hàng hóa ví dụ như thép, bị giảm tốc. Tăng trưởng lợi nhuận của ngành thép là +35.5% yoy trong quý IV, thấp hơn mức tăng trưởng +172% yoy trong quý IV do giá thép giảm 3.9%. Giá của một cổ phiếu thép hồi phục sau khi báo cáo quý IV được công bố khiến nhà đầu tư nhen nhóm hy vọng sự quay trở lại của sóng thép. Tuy nhiên, quan điểm của Team NĐT CANSLIM từ bản tin Nhịp Đập Thị Trường ngày 09.02.2022 cho rằng, sóng thép khó xuất hiện. HPG không phải là leader ở thời điểm hiện tại. Cổ phiếu HPG đã có chữ thập chết chóc. Với dự kiến giá thép thô có thể giảm 10%-20% trong năm 2022 có thể khiến biên lợi nhuận của ngành thép sụt giảm.

Trong nhóm cổ phiếu chu kỳ phụ thuộc vào giá hàng hóa, hiện chỉ có nhóm dầu khí đang được hưởng lợi mạnh mẽ từ việc giá dầu thô thế giới tăng. Tăng trưởng lợi nhuận của nhóm dầu khí trong quý IV là +49.6%. Giá dầu thô thế giới đã chạm ngưỡng 93 USD/thùng khi xung đột tại Ukraine tăng cao cùng lạm phát tăng. Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh do lo ngại kịch bản Nga tấn công vào Ukraine.

Tuy nhiên, quan điểm của Team NĐT CANSLIM cho rằng, phản ứng của các cổ phiếu dầu khí Việt Nam là không mạnh mẽ như thế giới. Cổ phiếu BSR là cổ phiếu duy nhất trong ngành dầu khí giữ được sự tăng giá vừa phải sau khi breakout mẫu hình Chiếc Cốc vào ngày 7.2.2022. Các cổ phiếu khác trong ngành chưa thể có điểm breakout nền giá hoặc thất bại giữ được trên điểm breakout nền giá. Team NĐT CANSLIM nhắc lại cảnh báo giá dầu thô thế giới có thể đạt đỉnh ngắn hạn trong tuần tới và có sự điều chỉnh ngắn hạn trong 2-5 tuần.

Sự hồi phục trong tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt giãn cách Covid như Vận Tải, Thực Phẩm và Bán Lẻ, lần lượt ghi nhận mức tăng trưởng +211.3%, +130.4% và +83.%.

Nhóm cổ phiếu BĐS KCN sôi động trong tuần qua. VGC +12.6%, KBC +7.64%, PHR +7.65%, D2D +5.76%, LHG +7.23%, SZC +8.58%…Đây là mức tăng giá khá tốt trong 1 tuần. Phản ứng giá của nhóm BĐS KCN là khá tốt với tin tức báo cáo quý IV được công bố khá ấn tượng. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn thấy nền giá khá lỏng như trường hợp của VGC hay bị tăng giá kéo dài với thanh khoản thấp như trường hợp của BCM, PHR./

Cổ phiếu VGC công bố lợi nhuận quý IV rất ấn tượng với mức lợi nhuận sau thuế đạt 409 tỷ đồng, tăng +355.4% yoy. Đây là mức lợi nhuận đột biến kể từ sau khi công ty được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Gelex (GEX). Tuy nhiên, VGC giảm -26% từ đỉnh tháng 12.2021 trong khi VN-Index chỉ giảm chưa tới 8% từ đỉnh tháng 1.2022. Mức giảm của VGC gấp 3.5 lần mức giảm của thị trường chung nên nền giá Hai Đáy Double Bottom của cổ phiếu này trở nên lỏng lẻo.

HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY

Chỉ số VN-Index giảm giá 0.34% với khối lượng thấp hơn phiên hôm trước. Đường MA50 ngày đang ngày càng phẳng cho thấy thị trường hiện tại chưa có xu hướng (trend) rõ ràng. Ngày thứ 9 của đợt nỗ lực hồi phục vẫn chưa có sự xuất hiện của ngày Bùng nổ theo đà (FTD). Sự xuất hiện ngày càng trễ của ngày FTD cảnh báo về một đợt nỗ lực hồi phục thất bại của thị trường.

Mẫu hình Vai đầu vai vẫn đang được chúng tôi tiếp tục theo dõi khi phần vai phải ngày càng lộ dần ra. Nỗ lực tăng giá đi kèm khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh cho thấy dòng tiền thông minh vẫn ái ngại trong việc tham gia.

Thị trường hiện tại vẫn do nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí và bất động sản KCN dẫn dắt là chính. Vì vậy công việc của nhà đầu tư là quan sát các cổ phiếu có nền giá chặt chẽ đi kèm kết quả kinh doanh tích cực thuộc ba nhóm ngành này để đưa vào danh sách theo dõi chờ mua. Khi ngày FTD xuất hiện, chúng ta có thể giải ngân ở các cổ phiếu tốt thay vì đi tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng.

Theo báo cáo chiến lược của nhiều công ty chứng khoán trong năm 2022 thì cả ba nhóm ngành mà chúng tôi vừa đề cập đều được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt. Vì vậy nhà đầu tư nên theo dõi sát các hoạt động của từng nhóm ngành để đưa ra chiến lược trading phù hợp. Theo thống kê của Team NĐT CANSLIM, các cổ phiếu có điểm breakout nền giá trong 2 tháng đầu năm, hay thậm chí mở rộng ra từ cuối tháng 11.2021, tập trung chính ở ba nhóm ngành: NGÂN HÀNG, BĐS KCN, VÀ DẦU KHÍ. Tuy nhiên, vấn đề chính là các điểm breakout không hoạt động tốt. Gần như phần lớn các điểm breakout đều thất bại và chỉ có rất ít cổ phiếu có thể tăng giá kéo dài. Điều này là do thị trường chung suy yếu.

Hiện tại Thị trường chung vẫn đang trong Xu hướng giảm, chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư duy trì nắm giữ tỷ lệ tiền mặt lớn. Tỷ trọng hợp lý với bối cảnh hiện tại là 80% là tiền mặt và 20% là cổ phiếu.

 Độ rộng của thị trường vẫn tiếp tục bị thu hẹp khi số lượng cổ phiếu hoạt động dưới MA50 ngày vẫn đang chiếm áp đảo so với số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày. Thị trường vẫn “quá khoai” và chưa đủ điều kiện để đáp ứng cho một Uptrend bền vững.

Danh sách vượt đỉnh 52 tuần thu hẹp lại chỉ còn 10 cổ phiếu sau phiên giảm điểm hôm nay của thị trường chung. Vẫn không có nhiều sự thay đổi trong danh sách cổ phiếu vượt đỉnh. Nhóm bất động sản, bđs kcn, thủy sản và dầu khí xuất hiện lác đác vài mã cổ phiếu vượt đỉnh.

UPDATE DANH SÁCH THEO DÕI- AGG, TCB, TIP

(Còn tiếp)

THAM GIA TEAM NĐT CANSLIM ĐỂ ĐỌC CHI TIẾT BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG

 

Trả lời