Trong một thị trường con gấu, các nhà đầu tư thường hiểu rằng các phiên giao dịch kết thúc tồi tệ. Phản ứng của ngày thứ tư đối với cú tăng lãi suất ngắn hạn khác xác nhận luật bất thành văn này của Phố Wall.

Số điểm tăng giá đầu phiên của các chỉ số chứng khoán xuất hiện ngay sau  quyết định tăng lãi suất 0.75% lên vùng mục tiêu 3-3.25%.

Nhưng bài phát biểu dài 43 phút của chủ tịch FED, Jerome Powell đã xóa sạch mức lãi 1%-1.5% của các chỉ số, và chốt phiên giảm điểm sâu trong giờ giao dịch cuối cùng. Chỉ số SP500, giảm 1.7% xuống còn 3789.82 điểm, chỉ cao hơn 0.33 điểm so với đây thấp nhất ngày.

Bình luận của FED cho biết, lãi suất có thể tiếp tục tăng trong năm 2022 và 2023, trước khi lạm phát của Mỹ dịu đi.

Đây là một phiên bán mạnh đối với nhiều chỉ số chứng khoán.

Chỉ số Nasdaq Composite, giảm 1.8% trong ngày thứ tư, tạo mức đáy thấp nhất kể từ ngày 1 tháng 7. Chỉ số này đã giảm thấp hơn 7% so với MA50 ngày, vốn đang dốc lên. Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ giảm ít hơn. Chỉ số Russell 2000 giảm 1.4%.

ĐÂY LÀ MỘT THỊ TRƯỜNG CON GẤU KÉO DÀI

Các cổ phiếu ngân hàng và tài chính khiến chỉ số DJIA giảm 1.7%. JPMorgan Chase (JPM), Travelers (TRV) and Visa (V) là đầu tàu kéo thị trường đi xuống. 

Không có cổ phiếu Blue Chip nào nói trên còn giữ cao hơn MA200 ngày. Đây đúng là hành động giá của thị trường con gấu thực sự.

Khối lượng tăng trên cả hai sàn so với ngày thứ ba. Một lần nữa, bạn nên kỳ vọng sự khó khăn còn tiếp tục đối với thị trường cổ phiếu.

Thế viêc tăng lãi suất tác động gì tới thị trường cổ phiếu?

FED ƯU TIÊN ỔN ĐỊNH LẠM PHÁT

FED đã tăng lãi suất 3% trong vòng 9 tháng qua, và bài phát biểu cho thấy FED không có ý định giảm lượng trái phiếu thế chấp ABM (Agency Backed Mortgage) trong tương lai gần. Lãi suất cao hơn và kéo dài đang làm thị trường bất động sản nguội lạnh. Hay nói cách khác, FED chưa cho biết sẽ cắt giảm bảng cân đối tài sản của mình để hỗ trợ cho thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, FED khẳng định ưu tiên hàng đầu hiện nay là tập trung kéo lạm phát về mức mục tiêu dài hạn 2%. Phải mất nhiều thời gian để thực hiện việ đó.

Dự báo Core CPI có thể giảm từ 4.5% năm nay xuống 3.1% trong năm tới, sau đó giảm về 2.3% vào năm 2024 và 2.1% vào năm 2025.

Powell nói FED muốn tăng lãi suất “đủ để kéo lạm phát về mức 2%. Dịch nghĩa ra, lãi suất cao hơn là cần thiết để làm chậm lại cầu và giá cả của nền kinh tế.

CHIẾN LƯỢC CỦA NHẬT BÁO IBD

Liệu các cổ phiếu phòng thủ có tránh được thị trường con gấu? Có thể không

Chứng chỉ ETF  SPDR Utilities (XLU) giảm 1.4% với khối lượng lớn. ETF này cũng giảm xuống thấp hơn MA50 ngày.

Trong cuộc khủng hoảng 2008-2009, nhóm tiện ích công cộng cũng không tránh khỏi là nạn nhân giảm giá. Lúc đó, chỉ số Dow Jones Utility Average giảm 48%.

“Dot Plot” của FED về tăng trưởng kinh tế chẳng mấy ai quan tâm. FED dự báo GDP chỉ tăng 0.2% trong năm nay. Thế còn ba năm tới thì sao? Lần lượt là 1.2%, 1.7% và 1.8%- chẳng hề tốt lành chút nào.

Tất nhiên các dự dự báo kinh tế có thể sai. Nhưng nếu tăng trưởng kinh tế chậm trong nhiều năm, thì rất khó cho thị trường cổ phiếu. Dẫu vậy, bạn vẫn nên tiếp tục tìm kiếm các cổ phiếu có đặc điểm CANSLIM

ĐƯỜNG CONG LỢI SUẤT LÀ RỦI RO CHO THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU.

Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm giảm 6 điểmcơ bản về mức 3.51%. Nó đã giảm một chút so với đỉnh cao 3.62%.

Đường cong lợi suất bị nghịch đảo, tức lợi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn dài hạn, là một cảnh báo nguy hiểm

Please follow Chung on Twitter: @saitochung and @IBD_DChung

Trương Minh Huy lược dịch từ Nhật Báo IBD

Bình luân của admin

Robert Minor cho rằng, “bán tin đồn, và mua khi tin ra”, khả năng thị trường sẽ tạo đáy ở đây. Quan điểm của Admin ủng hộ Robert Minor khi thị trường đang ở vùng xoay chiều 21.9.2022 +/-3 ngày giao dịch.

Trả lời